Sự thật bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nước uống

GD&TĐ -Trước nguồn tin đau mắt đỏ lây qua đường nước uống, Sở Y tế TP.HCM khẳng định thông tin trên không chính xác.

Người bị đau mắt đỏ không nên tự ý dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid
Người bị đau mắt đỏ không nên tự ý dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid

Trước tình trạng người bị bệnh đau mắt đỏ đang ngày càng gia tăng trên địa bàn TP.HCM, một số thông tin cho rằng bệnh lây lan qua đường nước uống. Mới đây Sở Y tế TP.HCM đã đưa ra thông tin chính xác về nội dung này.

Theo Sở Y tế TP.HCM, bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với nước mắt và các chất tiết của mắt có mang virus gây bệnh. Hoàn toàn không có chuyện lây qua đường nước uống.

Trước thông tin bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) do enterovirus thường nhẹ hơn so với viêm kết mạc do adenovirus. Bệnh này thường ít có khả năng gây dịch lớn so với viêm kết mạc do adenovirus. Sở Y tế TPHCM khẳng định thông tin trên thiếu cơ sở khoa học.

Về thuốc nhỏ mắt được sử dụng cho người bệnh, Sở Y tế TP.HCM cho biết, người mắc bệnh có thể dùng nước muối sinh lý (natri clorua 0,9%) hay nước cất để rửa mắt.

Bác sĩ khuyến cáo người bị đau mắt đỏ không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid

Bác sĩ khuyến cáo người bị đau mắt đỏ không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid

Những loại thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp có dấu hiệu nghi bội nhiễm vi khuẩn như đau nhức, giảm thị lực, sợ ánh sáng... phòng ngừa nhiễm trùng sau bóc giả mạc.

Theo Sở Y tế TP.HCM, các loại thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp có dấu hiệu nghi bội nhiễm vi khuẩn như đau nhức, giảm thị lực, sợ ánh sáng... phòng ngừa nhiễm trùng sau bóc giả mạc.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh, đều có thể sử dụng cho bệnh đau mắt đỏ, như ofloxacin, levofloxacin, ciprofloxacin, neomycin, tobramycin… Theo Sở Y tế TP.HM, nguồn thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh trên thị trường là rất lớn và không thể xảy ra tình trạng khan hiếm thuốc.

Trước đó theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM cũng nêu rõ về tình trạng số ca nhiễm bệnh.

Cụ thể là số lượt khám vì viêm kết mạc tính từ đầu năm cho đến nay khoảng 72.000 lượt (khoảng 1/3 trẻ ở tuổi đi học, số còn lại là người lớn), đáng lưu ý là số ca mắc trong những ngày gần đây có xu hướng tăng so với những tháng đầu năm.

Bác sĩ CKI Nguyễn Đình Trung Chính - khoa mắt, khoa liên chuyên khoa Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - cho biết số trẻ đến khám vì đau mắt đỏ tại bệnh viện trong những ngày gần đây tăng lên 70 - 80 ca/ngày, trong khi những tháng trước khoảng 40 - 50 ca/ngày.

Tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, bác sĩ Liễu cho hay mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 240 bệnh nhân mắc các bệnh lý về mắt, trong đó có đến 170 - 180 ca đau mắt đỏ (chiếm 70 - 75%).

So với thời điểm trước tháng 8, số bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám tại bệnh viện tăng nhanh (tăng gấp 1,5 lần so với thời điểm trước tháng 8).

Qua quá trình thăm khám, điều trị bệnh nhân đau mắt đỏ, bác sĩ Liễu thấy đợt dịch này lây lan nhanh so với những đợt dịch trước nhưng đa số đều khỏi sau 7 - 14 ngày.

Theo Thanh Niên, Công lý, Người lao động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.