Lễ mít tinh thu hút gần 1.000 cán bộ, giảng viên, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục đại học thuộc ĐH Đà Nẵng, Sở Y tế, Công an Đà Nẵng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thành phố Đà Nẵng.
Ông Hoàng Tiên Hồng – Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết: Trong thời gian qua, hê thống phòng, chống HIV/AIDS không ngừng được kiện toàn, tăng cường về số lượng và chất lượng. Công tác phối hợp liên ngành tiếp tục được đẩy mạnh.
Các hoạt động dự phòng, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người nhiễm HIV được triển khai mở rộng; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Dịch HIV/AIDS tại Đà Nẵng có xu hướng tiếp tục lan rộng vào cộng đồng dân cư thông qua con đường ình dục không an toàn và ít nhiều gây tác động tiêu cực đến xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ lao động trẻ.
Tính đến 31/10/2017 thành phố Đà Nằng đã phát hiện 1188 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 882 chuyển sang giai đoạn A1DS và 473 ca từ vong do AIDS. Số ca nhiễm HIV mới hằng năm có xu hướng duy trì ổn định từ 120-140, trong đó người Đà Năng từ 50-70 trường hợp, riêng 10 tháng năm 2017, thành phố phát hiện 134 người nhiễm mới HIV.
Trong đó, 98,6% lây nhiễm qua đường tình dục trong độ tuổi từ 15 - 49 tuổi; nhóm đôi tượng nhiễm HIV được phát hiện mới tập trung cao trong nhóm bệnh nhân nghi AIDS. Số trường hợp nhiễm mới trong nhóm nam quan hệ tịnh dục đồng giới (MSM) có giảm, tuy nhiên cũng rất đáng báo động.
“Để cùng cả nước chung tay phòng, chống HIV/AIDS, “Hướng tới các mục tiêu 90-90-90 nhằm kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030”, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thành phố Đà Nẵng kêu gọi sự quan tâm tham gia tích cực của các cơ quan, đoàn thể, chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội tiếp tục nâng cao nhận thức về phòng, chống HIV/AIDS, tiếp tục triển khai các biện pháp nâng cao nhận thức của các tầng lớp phân về dự phòng lây nhiễm, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; không kỳ thị, phân biệt, đối xử và tăng cường sự hỗ trợ người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng, tính dễ tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân”, BS. Hoàng Tiên Hồng nhấn mạnh.
Phát biểu phát động sinh viên hưởng ứng tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12/2017, Ths. Nguyễn Đức Tiến – Phó Trưởng ban phụ trách Ban Công tác HSSV (ĐH Đà Nẵng) kêu gọi: Mục tiêu 90-90-90 do Liên Hợp Quốc phát động trên toàn cầu để tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030 bao gồm: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút; 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
Trong đó, mục tiêu 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình chính là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công các mục tiêu tiếp theo trong nỗ lực dự phòng và điều trị HIV. Chính vì vậy, chủ đề cho “Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017” đã được Việt Nam chính thức chọn là “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”.
Trước tình trạng dịch HIV/AIDS đang tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp sức khỏe và tinh thần của người dân, các bạn sinh viên cần nắm vững những kiến thức về phòng chống HIV/AIDS và trở thành những tuyên truyền viên và tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, không kỳ thị, xa lánh những người không may mắc phải căn bệnh này, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.