Sau khi hỏi dân mạng nên sống hay chết, cô gái Malaysia nhảy lầu tự tử

Cảnh sát Malaysia cho biết họ đang điều tra trường hợp một cô gái được cho là đã tự tử sau khi yêu cầu những người theo dõi trên trang mạng xã hội của mình bỏ phiếu xem cô có nên tự tử hay không.

Sau khi hỏi dân mạng nên sống hay chết, cô gái Malaysia nhảy lầu tự tử

Một cô gái 16 tuổi không được nêu danh đã thực hiện một cuộc thăm dò trên ứng dụng Instagram với câu hỏi: “Really Important, Help Me Choose D/L” (Rất quan trọng, hãy giúp tôi lựa chọn Sống/Chết), một vài giờ trước khi nhảy khỏi một tòa nhà cao tầng ở Sarawak, phía đông Malaysia, theo cảnh sát trưởng quận Aidil Bolhassan.

Theo cảnh sát trưởng, cuộc khảo sát “sống/chết” này có kết quả 69% bình chọn “chết”.

“Chúng tôi đang tiến hành khám nghiệm tử thi để xác định xem còn có nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của cô bé hay không”, cảnh sát trưởng cho biết, đồng thời nói thêm rằng cô bé này có tiền sử trầm cảm.

Trong khi đó, đại diện của Instagram tại Malaysia Serena Siew cho biết hãng đã kiểm tra tài khoản của cô gái này và thấy cuộc thăm dò trực tuyến đã kết thúc trong 24 giờ và có kết quả 88% lựa chọn “sống”.

Cảnh sát trưởng Aidil cho biết kết quả cuộc thăm dò ý kiến có thể đã thay đổi sau khi tin tức về việc cô gái tự tử được lan truyền trên mạng.

Vụ việc đã làm dấy lên lo ngại trong giới lập pháp của Malaysia, những người đang kêu gọi một cuộc điều tra diện rộng hơn.

Ramkarpal Singh, một luật sư và thành viên của Quốc hội Malaysia, nói rằng những người bỏ phiếu “chết” trong trường hợp này có thể phạm tội xúi giục tự tử.

Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia Syed Saddiq Abdul Rahman cũng đã kêu gọi một cuộc điều tra, cho rằng tỷ lệ tự tử và vấn đề sức khỏe tâm thần của giới trẻ nước này đang gia tăng và cần được xem xét một cách nghiêm túc.

Theo luật pháp Malaysia, bất kỳ ai bị kết án vì tội xúi giục trẻ vị thành niên tự tử đều có thể phải đối mặt với án tử hình hoặc 20 năm tù tù và phạt tiền.

Instagram đã lên tiếng chia sẻ với gia đình của cô gái, cho biết công ty có trách nhiệm làm cho người dùng cảm thấy an toàn và được ủng hộ.

Vào tháng 2, Instagram đã cấm các hình ảnh và nội dung đồ họa liên quan đến tự gây hại trên nền tảng của mạng xã hội này, với lý do cần phải giữ an toàn cho người dùng dễ bị tổn thương.

Theo cand.com.vn

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.