Sai lầm "chết người" khi chế biến thịt lợn

Thịt lợn là thức ăn không thể thiếu hàng ngày, nhưng nếu chúng ta chế biến không đúng cách sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Chia sẻ

Sai lầm "chết người" khi chế biến thịt lợn

Là món ăn bổ dưỡng, quen thuộc trên mâm cơm của mọi gia đình Việt, nhưng nếu không biết sơ chế, chế biến đúng cách, thịt lợn có thể mang lại những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài viết này chúng tôi chỉ ra những sai lầm các bà nội trợ hay mắc phải và những món ăn tuyệt đối không được kết hợp cùng thịt lợn.

Thói quen sai lầm khi chế biến thịt lợn

Rã đông sai cách

Rất nhiều bà nội trợ có thói quen bỏ thịt trong tủ lạnh ra để ở nhiệt độ phòng để rã đông trước mà không biết rằng đang tự hại chính mình bởi nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi.

Sai lam

Nên rã đông thịt bằng bồn nước lạnh

Không những thế, nhiều người mất kiên nhẫn với việc rã đông nên cho thịt vào nước nóng để thúc đẩy nhanh quá trình này. Khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt của thịt hình thành một lớp màng cứng, ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm thịt bị biến chất.

Cách tốt nhất là bạn nên rã đông thịt bằng bồn nước lạnh. Hãy cho nguyên túi/hộp thịt vào nồi nước mát. Cứ 30 phút thì thay nước một lần.

Rửa thịt lợn bằng nước nóng

Một số người nghĩ rằng thịt lợn tươi dính nhiều chất bẩn, mua về cần dùng nước nóng rửa sạch thịt. Nhưng làm như vậy sẽ mất đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng trong thịt lợn.

Trong mô cơ thịt lợn và mô mỡ chứa đại lượng protein. Khi nước nóng thâm nhập vào thịt lợn, đại lượng protit hòa tan sẽ mất đi. Ngoài ra, trong protit hòa tan có acid glutamic và các thành phần khác, mất đi những chất này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thịt lợn. Vì vậy nên dùng nước lạnh rửa sạch thịt.

Nấu thịt quá lâu

Nhiều bà nội trợ cho rằng thịt nấu càng nhừ càng tốt. Tuy nhiên, các loại acid amin, crea tin ine, đường và các hợp chất vô hại trong thịt khi ở nhiệt độ 200℃ - 300℃ sẽ phản ứng tạo ra amin có hương thơm, loại amin này hàm chứa 12 loại hợp chất hóa học, trong đó 9 loại có khả năng gây ung thư.

Giữ thịt trong ngăn lạnh quá lâu

Đối với các loại thịt không nên giữ trong ngăn lạnh quá 2 ngày. Bởi vậy, nếu xác định ăn không hết các loại thực phẩm mua về, hãy đóng gói cẩn thận và cho lên ngăn đá.

Bên cạnh đó, thịt lợn là món ăn phổ biến nhất trong bữa ăn thường ngày của mỗi gia đình. Từ thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Nhưng cần hết sức lưu ý, tránh kết hợp thịt lợn với:

Thịt bò

Dù cùng là thịt nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong thịt lợn và thịt bò hoàn toàn khác nhau. Nếu nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cả 2 loại thịt vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn. Tốt nhất nên nấu riêng từng loại thịt, vừa đảm bảo mùi vị món ăn, vừa không làm mất chất 2 loại thịt.

Gan dê

Người xưa có câu: “Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó lòng hấp thu”. Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn. Chính vì thế, không nên kết hợp 2 thực phẩm này với nhau.

Theo VietQ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...