Rò hậu môn: Biến chứng khó lường

GD&TĐ - Ngày 11/2, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận bệnh nhân Q (nam, 60 tuổi), ở Hà Nội, bị rò hậu môn dẫn tới biến chứng nhiễm trùng lan tỏa tầng sinh môn. TS.BS Dương Trọng Hiền – Phó Trưởng khoa Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết: 

Bệnh nhân được điều trị tại BV Hữu nghị Việt Đức
Bệnh nhân được điều trị tại BV Hữu nghị Việt Đức

Bệnh nhân Q. có tiền sử mổ rò hậu môn, mổ ở tuyến dưới, điều trị chưa triệt để dẫn đến bị rò lại hậu môn, tạo thành một áp xe cạnh hậu môn. Do không được điều trị và xử trí kịp thời nên dẫn tới biến chứng nhiễm trùng lan tỏa tầng sinh môn (hội chứng Fournier). Đây là biến chứng nặng nề, nguy cơ tử vong cao.

Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sỹ đã hồi sức tích cực cho bệnh nhân: Dùng kháng sinh mạnh, bù lại các rối loạn về nước điện giải, máu. Xử trí vết thương: Rạch rộng tầng sinh môn, xử trí áp xe cạnh hậu môn liên cơ thất hậu môn nhân tạo. Bệnh nhân Q. đã bước đầu ổn định, tình trạng nhiễm khuẩn đang được khống chế.

Bác sĩ của Trung tâm Hậu môn trực tràng và Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết thêm: Nhiễm trùng lan tỏa tầng sinh môn Fournier, căn bệnh xảy ra đột ngột, là sự nhiễm trùng hoại tử vùng tầng sinh môn, bộ phận sinh dục hoặc quanh hậu môn.

Quá trình nhiễm trùng diễn ra rất nhanh chóng dẫn đến hoại tử, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng, thậm chí có thể tử vong.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.