Theo TS - BS Phạm Thị Việt Hương - Phó trưởng Khoa Nội Nhi, BV K Trung ương, thực tế, nhiều bệnh nhân đã kiêng quá nhiều, quá mức. Kiêng kỵ trong ăn uống là nội dung quan trọng trong việc cứu chữa cho người bị bệnh ung thư. Vậy kiêng hay không kiêng?
Ảnh minh hoạ: Internet.
Nên tuân theo nguyên tắc: Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, thực hiện biện chứng để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh.
Cần phải hiểu về những món, những lúc kiêng tuyệt đối và những món nên giảm, nên kiêng nhưng nếu thèm thì cũng có thể ăn chút chút. Đừng biến chuyện ăn của người bệnh ung thư trở thành áp lực.
Kiêng tùy món
Thống kê dưới đây một số nhóm thực phẩm ăn uống người mắc bệnh ung thư cần kiêng kị, tuy nhiên cũng còn tùy vào từng cơ thể, từng dạng bệnh và từng thời điểm mà có chế độ ăn kiêng cho phù hợp:
- Các thực phẩm chế biến sẵn: thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, v.v.... đều không nên ăn.
- Nhóm đồ uống có cồn, có ga: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng.
- Nhóm thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, gần nơi có thải chất thải công nghiệp:hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn thì có nồng độ chì cao.
Người bệnh ung thư không nên ăn thuỷ hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm. Ảnh minh hoạ: Internet.
- Thức ăn lên men: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.
- Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ...
- Thức ăn nướng: Thức ăn nướng bị nghi ngờ là yếu tố gây ung thư. Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol - chất gây ung thư.