Khó khăn chồng chất trong thời gian đầu
Năm thứ hai đại học, My có chuyến “phượt” đầu tiên leo Phanxipăng. Lần đầu tiên đi “phượt” đã chọn một cung “khó nhằn”, trên đường leo núi, nhiều lúc, My mệt đến nỗi nghĩ rằng, mình sẽ phải bỏ
cuộc. Thế nhưng, bạn đã chinh phục đỉnh núi cao gần 3.200 m này thành công, vượt qua được giới hạn của bản thân và thấyrất thích thú với hình thức du lịch “bụi”. Những ngày tháng sau đó, My thường xuyên rong ruổi trên các cung đường, có thời gian, tháng nào My cũng có một chuyến đi, khi thì Hà Giang, lúc Mộc Châu, Lào Cai… Và dần dần, cô bạn “nghiện” đi”phượt”.
Trước mỗi chuyến đi, My đều tìm hiểu khá kỹ về địa điểm mình đến và nhận ra, chỉ cần một cú click chuột, các thông tin liên quan đến chuyến “phượt” sẽ hiện ra đầy rẫy.
Tuy nhiên, chính vì hỗn loạn tin tức nên nhiều lúc, My chẳng biết nên xử sự thế nào. Bên cạnh đó, trong mỗi chuyến đi, My đều có rất nhiều cảm xúc muốn chia sẻ với mọi người. Và thế là tháng 12/2013, My bắt đầu “thai nghén”
ý tưởng thành lập một kênh radio hướng tới đối tượng là dân “phượt”. Đây sẽ là nơi cung cấp thông tin cho các “newbie” và là nơi để các “phượt thủ” bày tỏ cảm xúc “xế” – “ôm”, cảm nhận cảnh đẹp, chia sẻ kinh nghiệm cùng những trải nghiệm về văn hóa ở những vùng đất mà mình đặt chân tới.
My đăng ý tưởng này lên Facebook cá nhân để tìm kiếm cộng sự và rất bất ngờ khi “status” đó hận được nhiều sự quan tâm. Có rất nhiều bạn trẻ đã nhắn tin, liên hệ với My để giành một “suất” làm việc với Phượt Radio.
Sau quá trình phỏng vấn tuyển chọn, êkíp của Phượt Radio gồm 10 người được thành lập, chia thành 4 ban: Ban Biên tập (viết bài, sưu tầm các bài viết hay trên mạng), ban MC (đọc, thu âm), ban Kỹ thuật (phụ trách mặt kỹ thuật, mix nhạc để sản phẩm có chất lượng tốt nhất),
ban Truyền thông (giới thiệu, quảng bá về Phượt Radio). Phượt Radiocó 3 chuyên mục: Cảm xúc xê dịch (những cảm xúc trên đường “phượt”: Ngủ ở trạm xăng, đổ đèo dưới ánh trăng…); Câu chuyện xế -ôm (chuyện tình cảm bạn bè, anh em, tình yêu giữa “xế” và “ôm”: Giấc ngủ của “ôm” trên lưng “xế”, cái ôm trên đường “phượt”…) và Phượt ký (kể lại hành trình chuyến đi, trải nghiệm cung đường, nét đẹp văn hóa người bản địa…).
Lúc đầu, My nghĩ rằng, việc làm Phượt Radio sẽ không quá phức tạp, thế nhưng khi bắt tay vào làm, My và êkíp của mình mới thấy mọi chuyện không hề đơn giản.
Vì là một kênh radio mới, chưa được nhiều người biết tới nên những clip đầu tiên do nhóm làm có rất ít lượt nghe, việc chọn lọc được các bài viết chạm được vào tâm hồn, cảm xúc của người nghe cũng không dễ. Công việc vì cộng đồng, làm vì đam mê nên thành viên nhóm không hề có thu nhập. Bên cạnh đó, các clip được up lên
mp3.zing.vn và mixcloud.comrất mất thời gian và còn hay bị mất file. Trong khoảng thời gian 3 tháng sau khi ra mắt, nhiều thành viên trong êkíp rơi vào trạng thái hoang mang, không đủ niềm tin vào sản phẩm mình đang làm. Và sau đó, chỉ còn 5 thành viên “đủ nhiệt” bám trụ lại với nhóm.
Các thành viên còn lại vẫn đều đặn cho ra lò các sản phẩm mới nhưng có sự thay đổi. Đó là các clip được chèn thêm hình ảnh để đăng lên YouTube. Kế hoạch sản xuất được lên lịch theo từng tháng, ví dụ, mùa hoa cải, dân “phượt” đổ xô lên Mộc Châu thì sẽ làm clip có nội dung về Mộc Châu, mùa tam giác mạch thì làm clip về Hà Giang…
Về sau, nhóm tuyển được thêm 3 thành viên mới nữa, nâng tổng số lên 8 người. Êkíp của Phượt Radio, ngoài những sinh viên không chuyên thì thì còn có thành viên hiện đang làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam.
Chạm vào cảm xúc người nghe
Mỗi chuyên mục của Phượt Radio hiện đã phát sóng được khoảng 20 số, với tổng cộng 60 clip.
Trong đó, clip Phượt là gì có đoạn phỏng vấn các bạn trẻ định nghĩa về “phượt”, có nhiều bức tranh vẽ được ghép lại với nhau, tạo thành những chuyển động ngộ nghĩnh, đã nhận được hơn 5.000 lượt “like” và nhiều lượt chia sẻ. My kể: “Từ lúc lên ý tưởng cho đến lúc hoàn thành, chúng mình mất khoảng 2 tuần.
Mình đã tốn cả đống giấy A4, nhờ bạn cùng phòng thực hiện các bức vẽ, chụp lại, sắp xếp cạnhnhau để làm thành hình động. Sau 2 đêm, cả êkíp thức đến 3h sáng làm việc, chúng mình đã làm xong sản phẩm này và rất mừng khi nó nhận được phản hồi tốt của khán, thính giả”.
Theo My, công đoạn làm nội dung là “khó nhằn” nhất. Các bài viết về “phượt” thì có nhiều, bản thân các thành viên của nhóm cũng có viết những câu chuyện về “phượt” nhưng viết sao cho hay, chọn sao cho ra các bài viết tiêu biểu, chạm vào cảm xúc của số đông dân du lịch “bụi” thì cũng không phải là chuyện dễ.
Nhiều bài viết trên Phượt Radiolà do Ban Biên tập sưu tầm, nên đôi khi chưa tìm được tác giả bài viết đó để xin phép. Có lần, vô tình tìm được một chị là tác giả của bài viết “Đi đi cho đời
không hối tiếc” mà Phượt Radio đã thu âm, My đã liên hệ và gửi clip cho chị này xem. “Xem xong clip, chị ấy nói rằng, rất xúc động và cảm ơn chúng mình, bởi bài viết ấy chị viết đã lâu và nhờ Phượt Radio mà chị ấy tìm lại được cảm giác của những chuyến đi hồi còn trẻ”, My kể.
Lại có lần, Phượt Radio nhận được một tin nhắn của độc giả gửi đến “Fanpage” chia sẻ rằng, sáng sớm thức dậy, sau khi nghe xong clip “Viết cho những kẻ nghiện đi”, anh này đã cảm thấy rất “cuồng chân” và đã ngay lập tức xách xe đi 110 km chỉ để uống một lít nước mía. Vị độc giả này còn xin địa chỉ Facebook của bạn MC đọc bài đó vì giọng đọc quá ngọt ngào, truyền cảm.
Bên cạnh đó, Phượt Radio cũng nhận được nhiều bài viết của khám giả gửi về, rồi cả các ý kiến đóng góp của khán, thính giả. Có người góp ý về giọng đọc của phát thanh viên, có người chia sẻ ý tưởng là muốn các bạn làm các clip dạng trực tiếp… Với mỗi ý kiến góp ý, các thành viên đều ghi nhận và nếu thấy nó khả thi thì sẽ áp dụng.
Phượt Radio đã có website riêng và đang hoàn thiện để “ra mắt” khán, thính giả với nhiều chuyên mục mới, như:Balô lên đường (kinh nghiệm đi “phượt”: Mùa này đi đâu, chuẩn bị hành trang thế nào…);
Gương mặt “phượt thủ” (các “phượt thủ” có tiếng và thành danh trong cuộc sống); Xóm “phượt” (các quán cà phê cho dân “phượt”, cửa hàng bán đồ “phượt”…) và Tủ sách “phượt”(những cuốn sách hay mà “phượt thủ” nênđọc). Trong tương lai,Phượt Radio mong muốn, chính độc giả, các “phượt thủ” sẽ là người sáng tạo ra nội dung của trang web này.