"Không phải bỗng nhiên cả xã hội gọi em là Cô"

"Không phải bỗng nhiên cả xã hội gọi em là Cô"
Nghề đưa đò
Lặng lẽ dần năm tháng trôi mau

Xếp bút nghiên tay cầm phấn bảng

Con đã là cô giáo giống mẹ con  

 

Tiếng trống khai trường dục giã mùa thu

Nhớ bóng mẹ bên thềm bục giảng

Tiếng thoi đưa thưa nhặt…chở đò 

Tiếng trống khai trường dục giã mùa thu

Và con mẹ lại một đời thưa nhặt

Tiếp vui buồn bao thế hệ …đò đưa.

NHẬT KÍ CHO CON...

            Ngày đầu con đi học con khóc hét thật to vì con luôn như hình với bóng với mẹ trừ những lúc me đi dạy và nước mắt mẹ lăn dài theo nước mắt của con. Mẹ thấp thỏm, mẹ lo âu…Đã bao lần mẹ nép bên cửa lớp để nhìn con con có hay? Nhìn con khóc mà tim mẹ như vỡ vụn, mẹ chỉ muốn vào bế con ngay. Nhưng mẹ biết nếu cứ như vậy thì con mãi mãi không bao giờ xa mẹ được, con sẽ không thể độc lập trưởng thành như bao đứa trẻ khác. Thật vất vả cho mẹ để có thể đưa con đi học khi con đã quen ngủ trễ và dạy trễ, mỗi sáng thức dạy mẹ pải làm đủ trò để con dậy, khi thì kể một câu chuyện , lúc lại mở con nghe một bài hát hay xem một bộ phim hoạt hình con thích… Nhưng khó khăn nhất của mẹ là mỗi lần nhìn con mếu máo: “ không đi học đâu” là bố con lại mủi lòng bố lại nói:  “Xin mẹ cho con ở nhà một hôm thôi” và cứ như vậy là con được đà con càng nhõng nhẽo hơn. Hôm sau con lại tiếp tục xin bố cho ở nhà nữa và lần này thì mẹ phải thật kiên quyết mặc cho con khóc và bố cản thế nào…. Rồi con quen dần nhưng con không thích tập thể dục buổi sáng, con không thích đọc thơ trước lớp dù con rất thuộc và đọc rất dễ thương ở nhà. Mới được vài ngày đi học thì con bị chân ghế đè lên chân, khi mẹ đến đón con máu vẫn còn chảy, con thì mếu máo: con bị chảy máu, tại cô bảo con đổi chỗ nên con mới bị. Dù thương con nhưng khi nghe cô nói: mẹ Mai Quyên thông cảm, cũng là không may thôi, mẹ về lau chùi, vệ sinh cho bé hộ mình, mẹ đã gượng cười và nói với cô: Không sao đâu, cô cũng đâu mong như vậy, lần sau cô nhắc cháu cẩn thận giúp em. Rồi mẹ quay ra nói với con: Khi ở xa mẹ con phải cẩn thận nhé, tại con không cẩn thận mới bị như vậy con hiểu không, lần sau con phải cẩn thận nghe con. Mẹ bế con ra sân chơi nhưng hôm nay con không chạy nhảy được như mọi khi…Nhìn em Duy, em Kiệt chạy nhảy mẹ biết con muốn ra lắm nhưng không sao rồi sẽ khỏi nhanh thôi con! Điều mẹ lo là tối nay bố sẽ xót con mà không cho mẹ đưa con đi học nữa….

Mẹ tôi
Mẹ tôi

           Chiều qua, cô đánh con vì ngủ dạy trễ cô gọi ra thay đồ mà con không ra ngay. Mẹ nhìn con mà thương xót vô cùng. Một vết roi ở chân phải vẫn con nguyên. Me đã đặt bao câu hỏi: Tại sao cả xã hội gọi cô bằng cô đầy tôn kính, tại sao tất cả các cấp học khác không xưng là cô với con mà chỉ có mẫu giáo? Tại sao? ? Tại sao ở trường lại có roi để quất lằn chân con tôi? Không nhẽ đây là 1 phương tiện dạy học của nhà trường? Tại sao hàng ngày có ban giám hiệu đi qua đi lại kiểm tra mà những dụng cụ thế này vẫn có trong trường hay BGH cũng ủng hộ hành vi đó? Càng suy nghĩ mẹ càng giận nhất là khi mẹ làm trong nghề giáo, nhất là khi cả xã hội đang rầm rộ lên án vấn đề đó? Khi mẹ hỏi thì cô nói: Khi cô gọi con ra thay đồ con cứ nhơn nhơn không chịu nghe thế là cô nóng tính quá nên đánh vào chân con mà không biết để lại vết nên lúc mẹ đón không nói với mẹ, cho cô xin lỗi. Nghe cô trả lời mà mẹ đặt bao câu hỏi: Nếu con đã là một nhân cách hoàn thiện liệu con có cần đến trường? Mà trời ơi! Con tôi mới 3 tuổi rưỡi nó vẫn là một đứa trẻ chưa thoát khỏi vòng tay mẹ, một đứa trẻ con một được cưng như trứng hứng như hoa.  Còn nữa, nếu để lại vết thì cô mới nói với mẹ sao còn không thì sao? Cô sẽ tiếp tuc đánh con tôi và bao đứa trẻ khác? Không nhẽ vì nóng tính thì mọi thứ có thể xảy ra với con tôi? Một cô giáo mầm non có được nóng tính không  khi đối tượng của các cô là những em bé quá nhỏ bé? Nếu nóng tính có làm được công việc này không khi tôi thiết nghĩ đó là công việc cần yêu thương và cho đi yêu thương nhiều hơn bất cứ công việc gì khác trong xã hội này? Tôi không phải một người quá nặng nề việc cô phải quát hay phát vào mông con tôi nhưng tôi hoàn toàn không đồng ý cô đánh vào chân con tôi. Tôi chưa đặt câu hỏi với đạo đức một nghề nghiệp cao quý mà thử đặt câu hỏi với đạo đức một người cũng đang làm mẹ. Đã bao giờ cô trăn trở, xót xa khi sáng nay lên lớp nhìn chân con tôi? Có thể vết đau hôm nay của con không bằng hôm con bị ghế đè lên nhưng tại sao hôm trước mẹ không hề trách cô? Vì cô không hề mong điều đó đến với con, điều đó xảy ra cô có lẽ cũng đau lòng như mẹ đau lòng vậy. Còn lần này thì khác, cô hoàn toàn chủ định đánh con tôi. Tôi nghĩ đến chiếc roi và bàn tay của một người lớn với đôi chân quá nhỏ bé của con tôi mà thấy sống mũi cay xè. Một ngày, hai ngày rồi vết roi sẽ hết nhưng kí ức về hành vi của cô trong đầu óc như một tờ giấy trắng của con tôi không thể phai mờ về một thời đi học mẫu giáo.
           Sáng nay để có thể đưa con đến trường mẹ đã phóng như bay cho kịp chuyến tàu cánh ngầm đầu tiên lên Sài Gòn đi học. Tàu vừa chạy mà lòng mẹ đã nhớ con, nhớ khuôn mặt ngây thơ mà ngộ nghĩnh của con, cái miệng xinh xinh của con...
            Con! Con có biết chính con đã dạy mẹ rất nhiều để rồi từ một cô sinh viên chỉ quen nhận mà mấy khi biết cho, luôn sống trong sự nuôi nấng, bao bọc của cha mẹ thành một người giàu tình thương hơn ai hết, cho tình thương dễ hơn ai hết...Chính con đã dạy mẹ biết thế nào là mang nặng đẻ đau, là công ơn dưỡng dục của cha mẹ, biết hi sinh cho con là thế nào. Từ khi bắt đầu mang bầu mọi bà mẹ trên đời đều trở nên hiền lành, dịu dàng, độ lượng hơn, biết xót thương những sinh linh nhỏ bé trên đời dễ dàng hơn phải không con? Đó là lí do mà mẹ sẵn sàng nhường một phần đồ chơi của con, một ít quần áo của con cho những em bé nghèo, là lí do tại sao khi nghe tiếng một em bé khóc mọi bà mẹ bỗng xót xa dù đó không phải con mình, nhìn một đứa bé sắp té mọi bà mẹ đều chạy thật nhanh để đỡ em bé đó dậy...Những đứa con trên đời đã dạy cho những bà mẹ biết yêu và cho đi tình yêu nhiều hơn...để họ là những bà mẹ vĩ đại trên đời. Nghĩ về điều này mà mẹ càng chua xót hơn khi cô của con cũng là một người mẹ mà lại giang tay chủ động đánh vào chân con tôi? Đêm qua liệu cô có trăn trở và hổ thẹn khi về nhà nhìn đứa con ngây ngô vẫn rất tự hào về mẹ nó một người đựơc xã hội gọi là cô, một người hàng ngày đi chăm sóc bao em bé như nó? Cô có trăn trở khi chiều qua cô đón con cô từ trường về lằn lạnh và con cô ngây ngô nói với mẹ: mẹ ơi hôm nay cô yêu con ??
           Chiều nay mẹ sẽ về sớm đưa con đi mua quà để đi sinh nhật anh Cu con ạ. Còn hôm nay con hãy ngoan ngoãn, ăn nhiều, ngủ ngon và nghe lời cô con nhé. Mẹ hi vọng dù rất mong manh rằng: hôm nay cô sẽ gặp và xin lỗi con chân thành để con hiểu và tin rằng lúc ở trường “cô giáo như mẹ hiền” để con thích đi học và mỗi ngày đến trường là một ngày vui với con thật sự.
            Không biết mẹ có quá nhạy cảm với mọi sự việc quanh con không nhưng tâm sự của mẹ hoàn toàn là tâm sự của mọi bà mẹ thương con, những bà mẹ hàng ngày nuôi nấng chăm sóc con mình bằng tất cả tình yêu và sự hi sinh....của mình.

KHÔNG PHẢI BỖNG NHIÊN

Không phải bỗng nhiên cả xã hội goi em là Cô
Không phải bỗng nhiên em có nhiều con hơn các bà mẹ khác
Nghề của em tuy nghèo và vất vả
Nhưng em thật giàu khi ngàn trẻ yêu em

Không phải bỗng nhiên cả xã hội gọi em là Cô
Từ những bà cụ già mái tóc đã bạc phơ
Cho đến những em bé lần đầu bập bẹ tập nói
Nghề của em cho yêu thương nhiều hơn tất cả
Luôn dịu dàng, luôn tận tuỵ mà chẳng đòi hỏi điều chi


Không phải bỗng nhiên cả xã hội gọi em là Cô
Cô tuy chẳng giàu mà đầy ắp niềm vui
Cô tuy chẳng giàu mà đầy ắp người thương
Cô tuy chẳng giàu mà giàu hơn tất cả

Không phải bỗng nhiên cả xã hội gọi em là Cô
Bởi em có ngàn con để nhớ
Và ngàn con đang nhớ về em
Nhớ bàn tay nhỏ bé ân cần
Nhớ nụ cười hiền hậu của bà tiên!


Đêm nay khi ngàn con đang ngủ
Giáo án em thao thức suốt đêm dài
Bao ngôi sao thức trắng ngoài kia
Có bằng Cô đã  thức vì các con?.

 Chung Thị Vân Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ