Quốc tế hoá giáo dục đại học trong bối cảnh một châu Á năng động

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày 2/12, tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 đã diễn ra hội thảo quốc tế lần thứ I về Đổi mới Giáo dục ĐH trong bối cảnh một châu Á năng động.

Hội thảo được tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.
Hội thảo được tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.

Hội thảo lần này được đồng tổ chức bởi Đại học DEAKIN, Australia; STAR Scholars; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và Tạp chí Giáo dục có chủ đề Quốc tế hoá giáo dục đại học trong bối cảnh một châu Á năng động.

Hội thảo được tổ chức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến nhằm mang đến một diễn đàn để thảo luận các vấn đề quan trọng, các xu thế phát triển và những mô hình mới về quốc tế hoá giáo dục đại học ở châu Á.

Lãnh đạo Trường Đại học DEAKIN, Australia trình bày tham luận tại hội thảo

Lãnh đạo Trường Đại học DEAKIN, Australia trình bày tham luận tại hội thảo

Tại hội thảo, các diễn giả đã trình bày tham luận về nhiều chủ đề như: Chính sách, chiến lược và xu hướng khu vực, quốc gia và thể chế về quốc tế hoá giáo dục đại học ở châu Á; Trao đổi sinh viên giữa các quốc gia trong và ngoài nước ở châu Á; Quốc tế hóa việc giảng dạy, học tập và chương trình giảng dạy của giáo dục đại học ở châu Á; Các chương trình và mô hình giáo dục xuyên quốc gia ở châu Á; Quốc tế hóa nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu xuyên quốc gia ở châu Á…

Nội dung các tham luận đã phản ánh sâu về xu hướng quốc tế hóa giáo dục đại học trên toàn thế giới và đặc biệt là tại châu Á.

Theo đó, tại châu Á, quốc tế hoá giáo dục đại học phù hợp với sự phát triển năng động của nền kinh tế xã hội của khu vực. Quốc tế hoá giáo dục đại học ở Châu Á có thể được quan sát từ các cấp độ khác nhau (ví dụ: khu vực, quốc gia, địa phương…) và các khía cạnh khác nhau (ví dụ: chương trình giảng dạy, dạy và học, sự di chuyển của sinh viên và/hoặc giảng viên, nghiên cứu, xếp hạng…).

Các đại biểu và diễn giả chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.

Các đại biểu và diễn giả chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.

Trước đại dịch Covid-19, quốc tế hóa giáo dục ở các nước châu Á thường bị coi là kém phát triển hơn so với các đối tác của họ từ thế giới phương Tây. Tuy nhiên, sự bùng phát Covid-19 đã mở ra cơ hội cho các quốc gia và tổ chức ở châu Á khám phá và giới thiệu các chương trình quốc tế hóa và xuyên quốc gia, tận dụng công nghệ kỹ thuật số, mô hình hợp tác quốc tế mới.

Đã có sự xuất hiện đáng chú ý của các mô hình, xu hướng, chương trình và thực tiễn thay thế và mới trong quốc tế hóa giáo dục đại học nhằm đáp ứng nhu cầu gần đây của các cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và sức khỏe cộng đồng chưa từng có ở châu Á và các quốc gia nói tiếng Anh.

Những sự kiện này đã phơi bày không chỉ những điểm mạnh của một số mô hình quốc tế hóa và tính dễ bị tổn thương của những mô hình khác mà còn cả sự khác biệt trong phản ứng chính sách và thực tiễn đối với sự tồn tại, khả năng phục hồi và tính bền vững của quá trình quốc tế hóa giáo dục đại học ở các quốc gia và khu vực khác nhau. Chính phủ và các trường đại học trên khắp các quốc gia khác nhau đang thích ứng và định hình lại quá trình quốc tế hóa một cách triệt để theo những cách khác nhau.

Vai trò nổi bật của châu Á trong bản đồ thế giới về quốc tế hóa giáo dục đại học đã được công nhận không chỉ thông qua sự dịch chuyển của sinh viên đến các quốc gia gửi học chính trong khu vực này mà còn thông qua quốc tế hóa việc dạy, học và chương trình giảng dạy, giáo dục xuyên quốc gia, số hóa …

Tại hội thảo, các diễn giả cũng dành thời gian để trả lời các câu hỏi từ đại diện các trường đại học và sinh viên. Qua đó, đã làm sáng tỏ hơn nhiều vấn đề về quốc tế hóa giáo dục đại học ở châu Á và quốc tế đang được quan tâm hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ