Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

GD&TĐ - Đó là ý kiến của GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chuyên gia cao cấp, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. ảnh 1Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. ảnh 2Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. ảnh 3

Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức buổi nói chuyện thời sự về tình hình biển đảo và thông tin về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cho hơn 100 cán bộ công đoàn chủ chốt thuộc các đơn vị trực thuộc.

Tại buổi nói chuyên, GS.TSKH Vũ Minh Giang đã chia sẻ một số thông tin quan trọng về tình hình Biển Đông, vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Theo GS, về mặt bằng chứng pháp lý và lịch sử, Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

GS Vũ Minh Giang dẫn chứng: Vào thế kỷ 17, ông Đỗ Bá có vẽ bản đồ đặt tên cho nó là "Bãi cát vàng” - tức Hoàng Sa. Chỉ một tư liệu này thôi đã cho thấy từ thế kỷ 17 người Việt đã đặt chân đến địa phận lãnh hải này. 

Việc vẽ bản đồ, rồi đặt tên vùng đất là một bằng chứng rất quan trọng. Loại tư liệu có căn cứ xác đáng như vậy Trung Quốc không hề có.

Tiếp đến ở thế kỷ 18, ghi chép của nhà bác học Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục còn cho biết chính quyền Chúa Nguyễn đã khẳng định chủ quyền thông qua việc tổ chức quy củ các đơn vị chuyên trách thực thi công vụ trên hai quần đảo (Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải).

Đặc biệt từ năm 1802 triều Nguyễn thành lập, xây dựng một chính quyền cai trị thống nhất từ Bắc chí Nam. Tiếp tục duy trì sự hiện diện và khai thác các nguồn lợi như các Chúa Nguyễn, các Hoàng đế triều Nguyễn còn đặc biệt quan tâm đến việc củng cố chủ quyền lãnh hải và trên các đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.

Có thể nói đến thời Nguyễn, chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thiết lập và thực thi một cách đầy đủ và toàn vẹn, không có sự tranh chấp nào. 

Chính vì vậy, khi đánh chiếm được Việt Nam, Pháp đã mặc nhiên đặt quyền quản lý của chính quyền đô hộ lên 2 quần đảo.

“Như thế để nói rằng, Việt Nam có tất cả những chứng cứ về việc liên tục thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa suốt mấy thế kỷ cho đến tận năm 1974 và luôn tuyên bố về chủ quyền đó. Còn chủ quyền Trường Sa thì Việt Nam liên tục thực thi trong mấy thế kỷ cho tới ngày nay” – GS Vũ Minh Giang khẳng định.

Đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương – 981 cùng trên 100 tàu các loại, kể cả tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trái phép vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Họ đã phun vòi rồng vào tàu Cảnh sát Biển, tàu Kiểm ngư của Việt Nam làm nhiều tàu và trang thiết bị trên tàu bị hư hại, nhiều cảnh sát và kiểm ngư viên bị thương.

Họ đã xua đuổi tàu cá, phá hoại ngư cự, đánh đập ngư dân và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá bình thường ở ngư trường truyền thống của Việt Nam.

Hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc đã gây phẫn nộ và tạo làn sóng phản đối mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng như dư luận quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.