Phượt + xả rác = tàn phá môi trường

Phượt là một hình thức du lịch dành cho giới trẻ mới nổi lên cách đây mấy năm. Nhiều người đam mê du lịch lựa chọn hình thức phượt vừa để thỏa mãn mong muốn của mình, cũng có nhiều người đi theo hình thức phượt để hiểu người dân và thậm chí giúp đỡ nếu họ cần. 
Phượt + xả rác = tàn phá môi trường

Tuy nhiên, cũng có nhiều người tự nhận mình là những đội phượt, ấy thế nhưng đi đến đâu “tàn phá” đến đấy khiến cho nhiều người dân ở đấy bức xúc và có cách nhìn sai lệch về hình thức du lịch phượt. 

Phuot + xa rac = tan pha moi truong - Anh 1

Ảnh minh họa.

Và cũng chính vì thế mà trước đến nay, ý thức của những phượt thủ vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng mạng. “Nhiều người cứ tự nhận mình là dân phượt, nhưng thực tế họ chỉ đi để làm màu và check in, vì vậy đi tới đâu họ cũng để lại những điều không mấy tốt đẹp khiến người dân ở các địa điểm du lịch nhìn chúng tôi bằng ánh mắt khác đi” – người có nick name Vivizah bày tỏ sự khó chịu của mình về ý thức của các “dân phượt” Việt trên diễn đàn facebook.

Mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang, có lẽ hình ảnh những đoàn xe phi thẳng vào ruộng hoa, giẫm đạp lên hoa để chụp ảnh rồi xả rác vẫn chưa phai nhạt trong tâm trí cộng đồng. Hay nhắc tới đảo Lý Sơn - vùng đảo được biết đến nằm giữa biển khơi, hoang sơ, quyến rũ nhưng khi du khách ghé thăm, họ cắm trại rồi sinh hoạt và xả rác ngay tại chỗ, hình ảnh bờ biển với hàng trăm túi nilon trôi nổi, theo sóng dạt vào bờ khiến những người tới sau vô cùng ngạc nhiên và hụt hẫng.

Ở Phong Nha - Kẻ Bàng, nhiều cột thạch nhũ thiên tạo tuyệt đẹp đã bị một số du khách vô ý thức đã viết, vẽ, cạo sần sùi hoặc sờ vào khiến cho nhũ đá bị thâm đen. Một số nhũ đá còn bị đập để mang về. Một số góc khuất, mùi xú uế còn bốc lên nồng nặc… Và cũng thật đáng ngại khi kể đến như vụ trộm rau su su của người dân ở Tam Đảo khiến cộng đồng mạng dậy sóng một thời gian dài, hay một thanh niên vừa đi vừa hái hết hoa dã quỳ dọc đường tại Ba Vì. Và gần đây nhất là hình ảnh đỉnh Tà Xùa – một địa điểm du lịch được ví như chốn bồng tiên cảnh tại Sơn La đang ngập ngụa trong rác thải bao gồm chai nhựa, túi nilon, đồ ăn thừa… do một nhóm phượt cắm trại qua đêm để lại.

Anh Dũng người chia sẻ những bức ảnh lên mạng xã hội không tránh khỏi bức xúc: “Các bạn mang lều trại đến dựng, nướng BBQ, rượu chè, đàn ca sáo nhị suốt một đêm, tận hưởng vẻ đẹp xong thì vứt bỏ lại đó cả một tấn rác do chính mình thải ra rồi đi về không một chút mảy may lo ngại. Điều đó với tôi thật đáng xấu hổ”.

Vốn dĩ, đây không phải là lần đầu tiên những người gắn mác dân phượt bị bóc mẽ. Nếu cứ với cách hành xử như vậy thì vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc của từng vùng đất đã đang và sắp được khám phá sẽ sớm mất đi vẻ đẹp vốn dĩ ban đầu của nó mà thay vào sẽ là chính những bằng chứng của “điểm trừ” cho ý thức xã hội.

Theo Pháp Luật VN
Trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Đà Nẵng đối thoại với trẻ em

GD&TĐ - HĐND và UBND TP Đà Nẵng vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và diễn đàn đối thoại của lãnh đạo thành phố với trẻ em năm 2023.
Cô giáo Hồ Thị Tâm như người mẹ thứ hai của các em.

Lớp học giữa rừng ở Trà Ôi

GD&TĐ - Nằm lọt thỏm giữa những cánh rừng già, điểm lẻ Trường Mầm non Trà Ôi, xã Trà Xinh (Trà Bồng, Quảng Ngãi) là nơi chăm sóc, dạy dỗ cho 36 trẻ.
Thí sinh bày tỏ quyết tâm đạt điểm cao tại kỳ thi.

Giúp thí sinh 'hạ nhiệt' mùa thi

GD&TĐ - Tình nguyện viên vỗ tay động viên, tặng nước uống, che ô... và cả những vòng tay ôm chặt là những khoảnh khắc đẹp 'hạ nhiệt' mùa thi.
Bóng đá Thái Lan bị AFC phạt nặng.

AFC phạt nặng bóng đá Thái Lan

GD&TĐ - Mới đây, AFC đã ra án phạt nặng về tài chính với bóng đá Thái Lan vì để xảy ra sai sót ở môn bóng đá bãi biển.
Lời cảm ơn

Lời cảm ơn

GD&TĐ - Lời cảm ơn sau Tang lễ Phó Giáo sư, Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Hạnh