Phương Tây có tan rã dưới thời Donald Trump?

Từ lâu, với sự dẫn đầu của Mỹ, phương Tây đã được xây dựng, định hình và thâu tóm được nhiều tổ chức quốc tế, hình thành các thỏa thuận hợp tác và thực hiện cách tiếp cận phổ biến các vấn đề chung, hình thành thế giới với trật tự như hiện nay. Tuy nhiên, với việc tỷ phú Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, nhiều ý kiến lo ngại có thể ông Trump sẽ làm tan rã phương Tây khi lên nhậm chức.
Phương Tây có tan rã dưới thời Donald Trump?
Phuong Tay co tan ra duoi thoi Donald Trump? - Anh 1

Theo giới phân tích, nếu ông Trump thực hiện những gì ông đã hứa trong chiến dịch tranh cử, ông có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho cái gọi là trật tự thế giới do phương Tây định hình từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Theo đó, ông Trump sẽ chủ trương thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ thương mại, không ủng hộ các hiệp định tự do thương mại vì cho rằng đây là nguyên nhân khiến bất bình đẳng thu nhập tăng cao, ảnh hưởng đến người lao động và nền kinh tế Mỹ. Nhưng có lẽ vấn đề đổi mới công nghệ và các chính sách thuế cũng như chi tiêu có lợi cho người giàu của Mỹ mới chính là những yếu tố tác động nhiều đến người lao động và kinh tế Mỹ.

Nếu ông Trump từ bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Mexico và Canada, quay lưng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... ông sẽ làm tổn thương chính những người đã bỏ phiếu bầu chọn ông. Và có lẽ Mỹ sẽ đánh mất bạn bè cũng như ảnh hưởng của mình ở nước ngoài. Ông Trump cũng có thể theo đuổi chính sách xem xét lại các thỏa thuận an ninh của Mỹ với các nước đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như với NATO. Trong cách nhìn nhận của ông Trump, Mỹ không nên đảm bảo an ninh "miễn phí" cho các đồng minh của mình, thay vào đó nên để họ tự bảo vệ. Quan điểm như vậy đang gây quan ngại cho các nước đồng minh của Mỹ. Điều này cũng được cho là có thể tạo ra nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân tại châu Á và Trung Đông, vì một số quốc gia - khi không nhận được sự bảo trợ về mặt an ninh của Mỹ - họ sẽ tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân cho riêng mình, một cách tiếp cận mà ông Trump đã nói là sẽ chấp nhận.

Còn trong trường hợp thỏa thuận hạt nhân với Iran thất bại, Saudi Arabia sẽ không ngồi yên để Iran khởi động lại chương trình vũ khí của mình. Có thể việc chỉ trích các thỏa thuận hạt nhân đã giúp ích cho ông Trump trong chiến dịch tranh cử, nhưng nếu ông thực sự bãi bỏ các thỏa thuận này, thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều mối hiểm nguy hơn.

Rõ ràng, phương Tây đang ít nhiều lo lắng khi vị tỷ phú bất động sản này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ. Và ý tưởng về "phương Tây" có thể sẽ đi vào dĩ vãng dưới thời Donald Trump.

Theo Hải Quan
Thành viên NATO thừa nhận sai lầm

Thành viên NATO thừa nhận sai lầm

GD&TĐ - Bộ Tổng tham mưu Quân đội Canada đã nghe một báo cáo sai lầm, liên quan đến khả năng bổ sung kho vũ khí đạn dược của Nga.
Đạn pháo 155mm của Mỹ.

Nga không thể gây nhiễu đạn pháo Mỹ

GD&TĐ - Với dự án C-DAEM, những loại pháo như M109A6 Paladin và M777 có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác rất cao cách 70km dù bị gây nhiễu.
Lực lượng Ukraine tại mặt trận Zaporozhye.

Cuộc phản công mới sắp bắt đầu

GD&TĐ - Theo Trung tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Earl Rasmussen, Ukraine chuẩn bị cho một cuộc phản công mới và coi đây là hành động tuyệt vọng của Kiev.
Chùm ảnh làm giấy độc đáo ở Nepal

Chùm ảnh làm giấy độc đáo ở Nepal

GD&TĐ - Ở Nepal, mua thu hoạch nguyên liệu thô để làm giấy đã bắt đầu. Hầu hết người dân vùng núi của đất nước đều tham gia công việc này.
Minh họa/INT

Đồng minh rạn nứt

GD&TĐ - Mùa Đông khắc nghiệt đang đến gần càng làm cuộc xung đột thêm dai dẳng và được dự báo sẽ 'lành ít dữ nhiều' cho lực lượng Ukraine.