Trong bối cảnh toàn cầu hoá, biết tiếng Anh là điều không thể thiếu để trở thành công dân toàn cầu. Tuy vậy, nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp khó khăn trong việc học ngôn ngữ này. Vậy đâu là nguyên nhân cũng như giải pháp?
Nói tiếng Anh bằng ngôn ngữ “mẹ đẻ”!
Theo GS. Paul Gruber (Nhà sáng lập, đồng thời là Tổng Giám đốc điều hành của hệ thống học ngữ âm Pronunciation Workshop nổi tiếng nhất thế giới): “ Vấn đề chung của học sinh, sinh viên Việt Nam là họ dùng rất nhiều thời gian để học ngữ pháp, từ vựng, cú pháp câu, thứ tự từ…
Mặc dù vậy nhưng khi đứng trước một người bản xứ họ lại giao tiếp một cách không thoải mái. Hoặc nếu có nói được thì nhiều khi người đối diện không thể hiểu được từ mà họ muốn nói.” Chính vì vậy ngữ âm là một thách thức lớn đối với người Việt khi nói tiếng Anh.
Có thể thấy trong tiếng Việt các nguyên âm và phụ âm rất khác với tiếng Anh. Tiếng Việt hệ thống nguyên âm rất đơn giản, cách phát âm ngắn không kéo dài, có giọng điệu đều đều như “i, ê, a, ơ, ô”.
Trong khi đó rất nhiều nguyên âm trong tiếng Anh phải phát âm kéo dài (hay còn gọi là âm kép) như “ei, ia, ai, ou…” một âm lên và xuống. Khi đưa những âm kép này vào trong câu nói, có thể làm chậm lại tốc độ nói nên nhiều khi học sinh, sinh viên Việt Nam hay nói lướt đi, nuốt âm và nhấn không đúng trọng âm.
Người bản xứ họ phát âm có âm tiết giống như chơi một bản nhạc, mềm mại và luyến láy tạo sự liên kết giữa các âm với nhau. Người Việt sử dụng ngôn ngữ Việt trong nói Tiếng anh cộng thêm việc thiếu tự tin đã làm hạn chế kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng anh, nói không ai hiểu nên tự thu mình lại, không dám nói trước bạn bè chứ đừng nói đến việc giao tiếp với người bản xứ.
Thay đổi để phá tan rào cản ngôn ngữ!
GS. Paul Gruber đã chỉ ra rằng: “Nếu bạn để ý khi người Mỹ nói, họ thường mở miệng rất rộng cùng với rất nhiều sự vận động của miệng, môi. Toàn bộ phần miệng có xu hướng di chuyển về trước.
Chính vì thế nên giọng nói của họ rất to, rõ ràng trong khi đa số người Việt lại ngại khi mở to khẩu hình miệng, làm cho tiếng nói lí nhí dẫn đến việc không thể nghe rõ.” Để nghe được họ nói gì trước hết bạn phải biết cách họ nói như thế nào.
Theo GS Paul bạn chỉ cần thay đổi vị trí của lưỡi hay khuôn hình miệng nó sẽ tạo ra đột phá lớn trong việc tạo ra những mẫu âm chuẩn. Những mẫu âm chuẩn này sẽ dần dần phát triển trong lời nói nhanh của bạn.
Ông cũng nhấn mạnh quan trọng là bạn phải khởi đầu cách nói một cách chậm và từ từ. Nếu bạn có thể nói chuẩn từng câu từng từ thì sẽ rất đơn giản khi bạn muốn nói một cách nhanh hơn.
Học ngữ âm là nền tảng để bạn có thể nghe-nói-đọc- viết, tuy nhiên bạn không thể tìm thấy nguồn tài liệu hay và thích hợp để các bạn tự học. Theo kinh nghiệm của rất nhiều người học và giao tiếp thành thạo về tiếng Anh thì các bạn hoàn toàn có thể tự học được ngữ âm tại nhà.