Phóng viên Đan Mạch bị đe dọa tại Qatar

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ủy ban Tối cao Qatar phải đưa ra lời xin lỗi tới đài truyền hình Đan Mạch TV2 sau khi phóng viên của họ bị nhân viên an ninh đe dọa khi tác nghiệp.

Tuy đã trình giấy phép nhưng phóng viên người Đan Mạch vẫn bị đe dọa.
Tuy đã trình giấy phép nhưng phóng viên người Đan Mạch vẫn bị đe dọa.

Đưa tin từ Qatar chỉ vài ngày trước trận khai mạc World Cup 2022, phóng viên Rasmus Tantholdt của đài TV2 bỗng nhiên bị một người nhân viên an ninh di chuyển bằng xe golf buggy tiếp cận khi đang thực hiện một chương trình truyền hình trực tiếp.

Người này sau đó đã gây khó dễ cho ê-kip và còn buông lời đe dọa sẽ phá hủy công cụ hỗ trợ công việc của người phóng viên này dù cho họ đã trình thẻ báo chí cũng như giấy phép ghi hình. Đoạn phim này đã được ê-kip phóng viên quay lại và đang gây xôn xao trên khắp mạng xã hội.

Trả lời phỏng vấn từ Qatar với đài truyền hình NRK của Na Uy, Tantholdt xác nhận rằng ông đã được các đại biểu ở Qatar đưa ra lời xin lỗi nhưng việc phóng viên bị gây khó dễ trong một buổi phát sóng trực tiếp đã gây không ít sự quan ngại cho đồng nghiệp của anh.

"Tôi không nghĩ những thông điệp từ các đại diện cấp cao nhất ở Qatar đã đến được với tất cả các nhân viên an ninh", ông nói.

"Đây không phải là một đất nước tự do và dân chủ", ông nói thêm: “Kinh nghiệm của tôi sau khi đến 110 quốc gia trên thế giới là nếu việc ghi hình càng khắt khe thì việc có những thông tin chất lượng sẽ càng nhỏ giọt”.

Các phóng viên đang tỏ ra lo ngại khi phải đưa tin trước thềm World Cup 2022.

Các phóng viên đang tỏ ra lo ngại khi phải đưa tin trước thềm World Cup 2022.

Qatar đã bị chỉ trích và soi mói nặng nề về các vi phạm nhân quyền cũng như thái độ đối với cộng đồng LGBTQ+ kể từ khi được trao quyền đăng cai World Cup 2022 cách đây 12 năm.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên các phóng viên gặp vấn đề khi cố gắng đưa tin một cách tự do và cởi mở ở Qatar.

Hai trong số các nhà báo của họ, Halvor Ekeland và Lokman Ghorbani, đã từng bị bắt và sau đó bị bỏ tù ở Qatar vì bị cáo buộc đã quay phim trên khu vực tư nhân. Họ bị giam giữ khoảng 30 giờ trước khi được thả và đưa trở lại Na Uy.

Trở lại vào tháng 11 năm ngoái, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre đã mô tả cách đối xử với các phóng viên ở Quốc gia vùng Vịnh này là 'không thể chấp nhận được'. Ông nói thêm: “Tự do báo chí là rất quan trọng đối với một nền dân chủ đang hoạt động”. Có vẻ như vẫn còn đó những vấn đề cần phải lưu ý đối với các phóng viên trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là sẽ đến thời điểm khai mạc của giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh.

Theo dailymail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ