Khi bị viêm phế quản trẻ thường có triệu chứng thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngưng thở. Khi tới viện khám thường thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa,xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém.
Ở giai đoạn sau, trẻ thường bị ho nhiều hơn, có cảm giác đau rất cổ họng và xuất hiện đờm màu xanh, xám, hay hơi vàng. Trẻ sẽ có cảm giác đau ngực, sốt nhẹ, và mệt mỏi.
Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, khoảng 1/5 trường hợp bệnh có thể kéo dài nhiều tuần lễ.
Ngoài ra bệnh viêm phế quản nếu không được chữa trị đúng cách kịp thời có thể có những biến chứng nặng hơn. Dưới đây là cách giúp phòng bệnh viêm phế quản cho trẻ em mẹ cần lưu ý.
Đầu tiên hãy cho con uống nhiều nước khoảng 500ml nước/ ngày để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết. Bổ sung thêm vitamin và dinh dưỡng đầy đủ giúp bé tăng sức đề kháng cho cơ thể .
Vào những ngày rét đậm, rét hại không khí trong nhà thường kho hanh gây cho bé cảm giác khó chịu, hay thậm chí là sưng tấy khí quản vì thế hãy dùng máy giữ ẩm không khí để tăng độ ẩm, và luôn đảm bảo cho bé căn phòng sạch sẽ, ấm áp, và đặc biệt không có khói thuốc .
Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay mắc các chứng bệnh không đáng lo ngại, thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau.
Mùa đông, trẻ nên được giữ ấm đầy đủ, không nên cho trẻ đi ra ngoài khi tiết trời quá lạnh và gió to vì thời tiết lạnh sẽ khiến virus thâm nhập dễ dàng và phát triển nhanh hơn.
Trường hợp mẹ thấy bé có những biểu hiện lạ như thở dốc, tái mặt hay ho ra máu, bạn nên đưa bé tới bệnh viện ngay trước khi quá muộn vì khi đó bé đang gặp nguy hiểm.