Phát triển giáo dục dân tộc với dân tộc rất ít người

(GD&TĐ) - (GD&TĐ) - Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum có nhiều khởi sắc, đặc biệt là giáo dục Mầm non, Tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, giáo dục đối với dân tộc thiểu số rất ít người nói riêng.

Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới nằm phía Bắc Tây Nguyên. Mặc dù còn gặp không ít khó khăn về điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, song trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo; sự chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của ngành, đoàn thể; sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và đặc biệt là sự cố gắng của học sinh... giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum có nhiều khởi sắc, đặc biệt là giáo dục Mầm non, Tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, giáo dục đối với dân tộc thiểu số rất ít người nói riêng.

Toàn tỉnh có 116 trường mầm non với 33.971 cháu, trong đó DTTS là 18.205; 140 trường tiểu học với 53.451 học sinh, trong đó DTTS là 33.361. Riêng DTTS rất ít người có 02 trường mầm non, với 59 trẻ (Brâu 27, Rơ Măm 32); 02 trường tiểu học, với 112 học sinh (Brâu 52 học sinh, Rơ Măm 60 học sinh). 100% thôn, làng có điểm trường mầm non, tiểu học; 100% xã có trường mầm non, tiểu học. Số lượng giáo viên mầm non, tiểu học khá đảm bảo; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học các trường vùng dân tộc thiểu số hàng năm được ưu tiên đầu tư, về cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học.

I. Kết quả giáo dục dân tộc đối với mầm non, tiểu học năm học 2012-2013

1. Tỷ lệ huy động học sinh DTTS ra lớp đạt cao, cụ thể: đối với mầm non: Trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đạt 9,5%, riêng dân tộc rất ít người đạt 10%; Trẻ mẫu giáo đạt 85,3%, riêng dân tộc rất ít người đạt 100%. Đối với tiểu học đạt 99,2%, riêng dân tộc rất ít người đạt 100%.

2. Chất lượng giáo dục có chuyển biến tích cực, cụ thể:

2.1. Bậc mầm non:

- Tỷ lệ trẻ DTTS được ăn tại trường đạt 60%, riêng dân tộc rất ít người đạt 80%.

- Một số lĩnh vực đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi đạt cao: Lĩnh vực phát triển thể chất: Đạt 95,2%, riêng dân tộc rất ít người đạt 93,2%. Lĩnh vực phát triển tình cảm, quan hệ xã hội: Đạt 90%, riêng DT RIN đạt 89,2%.

2.2. Tiểu học:

Tỷ lệ học sinh DTTS xếp loại từ trung bình trở lên ở cả 2 môn Tiếng Việt và Toán cao, cụ thể: Môn Tiếng Việt đạt 96,1%, riêng dân tộc rất ít người đạt 87,5%; Môn Toán đạt 96,2%, riêng dân tộc rất ít người đạt 85,5%.

II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc đối với mầm non, tiểu học trong thời gian qua

1. Đối với bậc học mầm non

- Thực hiện Chương trình GDMN đến tất cả các lớp mẫu giáo vùng DTTS.

- Ưu tiên bố trí đủ biên chế giáo viên/lớp, thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ như trang bị vở làm quen với toán, tập tô, tạo hình và các dụng cụ học tập cho 100% trẻ mẫu giáo người đồng bào DTTS.

- Biên soạn tài liệu môn Tập nói tiếng Việt và tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho CBQL, giáo viên và triển khai thực hiện trong tất cả các lớp mẫu giáo DTTS.

- Huy động các nguồn lực hỗ trợ kinh phí, dụng cụ sinh hoạt, đồ dùng để tổ chức cho trẻ được ăn ngủ tại lớp nhằm đảm bảo sĩ số, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt đảm bảo cho công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.

- Tăng cường công tác bám làng, bám thôn vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp. Động viên giáo viên dạy vùng đồng bào DTTS tham gia học tiếng dân tộc.

- Tổ chức hội thi Giáo viên mầm non dạy giỏi về tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo DTTS, hội thi Kỹ năng giao tiếp tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi DTTS cấp trường, cấp huyện.

2. Đối với cấp tiểu học

- Thành lập loại hình trường PT DTBT cấp tiểu học theo Thông tư số 24 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức có hiệu quả việc ăn, ở, học tập và triển khai đầy đủ kịp thời chính sách hỗ trợ học sinh bán trú. Hiện toàn tỉnh có 15 trường PT DTBT cấp tiểu học, 52 trường tiểu học có học sinh bán trú với 4759 học sinh bán trú. Nhờ đó góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

- Thực hiện linh hoạt chương trình dạy học phù hợp với học sinh DTTS: Chương trình tăng thời lượng Tiếng Việt 1 tại các trường lớp học 2 buổi/ngày; Chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục; Chương trình SEQAP; Dự án mô hình trường học mới VNEN.

- Xây dựng và thực hiện nhiều giải pháp tích cực trong việc vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số học sinh: Tổ chức theo dõi chặt chẽ học sinh đi học hàng ngày, thông báo kịp thời số học sinh nghỉ học, bỏ học cho chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, nhân viên hỗ trợ giáo viên... để cùng vận động học sinh đi học; phổ biến và nhân rộng mô hình xây dựng "góc học tập" ở từng nhà cho học sinh và mô hình "tiếng kẻng học tập" ở từng thôn làng, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc chăm lo học tập cho con em, chống bỏ học, chống nghỉ học thường xuyên. Đến cuối năm học này, số học sinh  tiểu học bỏ học là 51 em; tỉ lệ 0,1 %.

- Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh DTTS thông qua các hoạt động:

+ Phối hợp chặt chẽ với các trường mầm non trong việc tổ chức tăng cường tiếng Việt trong hè cho trẻ trước tuổi vào lớp 1.

+ Triển khai dạy học theo tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục cho học sinh DTTS tại 33 trường tiểu học thuộc 08 huyện, thành phố.

+ Triển khai dạy học theo phương án tăng thời lượng tiếng Việt 1 từ 350 tiết thành 504 tiết cho tất cả các trường tiểu học có học sinh DTTS.

+ Tổ chức dạy tiếng DTTS ở 14 trường tiểu học; trong đó tiếng Barna tại 10 trường, với 15 lớp, 342 học sinh; tiếng Jarai tại 04 trường, 05 lớp, 85 học sinh; có 33 trường tại 06 huyện có lớp ghép, với 108 lớp, 1.004 học sinh.

+ Thực hiện các nội dung tập nói tiếng Việt thông qua giờ học, vui chơi, sinh hoạt ở lớp, giao lưu văn hóa, văn nghệ.

+ Chú trọng việc tạo môi trường tiếng Việt cho học sinh, dạy tiếng Việt thông qua các môn học khác và vận dụng các phương pháp dạy nghe, nói, đọc, viết phù hợp với học sinh DTTS nhằm giúp các em học tốt tiếng Việt.

- Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phù hợp với đối tượng học sinh DTTS; tổ chức dạy 2 buổi/ ngày, bồi dưỡng HS giỏi, dạy theo nhóm đặc biệt đối với những HS DTTS mất căn bản ở các lớp dưới, dạy phụ đạo đối với học sinh yếu:

+ Triển khai dạy học theo mô hình trường học mới tại 43 trường tiểu học, thuộc 09 huyện, thành phố, với 100 điểm trường, 292 lớp, 7.093 học sinh.

+ Triển khai Chương trình SEQAP tại 32 trường tiểu học thuộc 07 huyện, với 730 lớp, 14.265 học sinh.

+ Mở rộng loại hình dạy học 2 buổi/ngày và trên 6 buổi/tuần, trong đó chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi tham gia thi học sinh giỏi lớp 5 các cấp, nâng cao chất lượng nguồn tuyển vào lớp 6 DTTS chất lương cao...vv. Đối với học sinh chưa biết đọc, viết, hiểu tiếng Việt,  tập trung thành các lớp “đặc biệt” và có chương trình dạy riêng.

3. Riêng đối với dân tộc rất ít người

- Ngoài các giải pháp nêu trên, tỉnh đã thực hiện việc ưu tiên đặc biệt trong việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học theo Đề án phát triển giáo dục đối với dân tộc thiểu số rất ít người; bố trí cán bộ quản lý, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy HS DTTS công tác và giảng dạy các trường vùng này.

- Ngoài việc thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ trẻ, học sinh con hộ nghèo theo Quyết định 2123/QĐ-TTg, chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, trường PT DTBT theo Quyết định 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh còn huy động các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân tổ chức tốt việc ăn trưa trẻ mầm non; ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú, từ đó nâng cao tỷ lệ chuyên cần, triển khai các biện pháp thúc đẩy việc học tập của học sinh, nhất là tự học, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng học tập của học sinh tại vùng này.

III. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

1. Đối với giáo dục mầm non

- Tiếp tục thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1.

- Nâng cao hiệu quả việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng; tăng tỷ lệ phát triển theo Bộ chuẩn đánh giá trẻ 5 tuổi.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục thực hiện đúng kế hoach phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi.

- Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách, huy động các nguồn lực để tổ chức trẻ ăn trưa tại trường, thực hiện 2 buổi/ngàygóp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt trẻ DTTS RIN.

2. Đối với giáo dục tiểu học

- Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chống mù chữ. Đẩy mạnh việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất các trường vùng DTTS, đặc biệt các trường PT DTBT; tổ chức tốt việc ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú.

- Triển khai kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với học sinh vùng DTTS; học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, đặc biệt là chế độ hỗ trợ học sinh bán trú, trường PT DTBT và hỗ trợ học tập đối với học sinh con hộ nghèo dân tộc thiểu số rất ít người.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình giáo dục phù hợp; mở rộng chương trình giáo dục theo mô hình trường học mới; tăng cường quản lý dạy học tiếng DTTS cho học sinh tiểu học, chuẩn bị triển khai dạy tiếng Xơ Đăng cho học sinh tiểu học; triển khai tốt Đề án dạy ngoại ngữ ở Tiểu học.

- Phát huy vai trò của các lực lượng xã hội trong việc huy động học sinh ra lớp, duy trì sỹ số, nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường Tiếng Việt cho học sinh DTTS; thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phù hợp với đối tượng học sinh; mở rộng và tăng cường việc dạy 2 buổi/ ngày, tăng buổi tuần; phụ đạo cho học sinh yếu kém; tổ chức có hiệu quả việc bồi dưỡng học sinh khá giỏi nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh DTTS, tạo tiền đề để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục các cấp học cao hơn, nâng cao chất lượng nguồn tuyển sinh vào lớp 6 DTTS chất lượng cao theo chủ trương của ngành.

3. Riêng đối với giáo dục dân tộc rất ít người

- Rà soát hiện trạng cơ sở vật chất các trường tiểu học có học sinh Rơ Măm, Brâu; ưu tiên bố trí nguồn kinh phí đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, cho các điểm trường tiểu học theo Kế hoạch.

- Triển khai, kịp thời, đầy đủ chính sách hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh con hộ nghèo; huy động các nguồn lực tổ chức 100% trẻ mầm non, mẫu giáo được ăn trưa tại trường, tổ chức tốt việc ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú.

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội tại địa phương huy động 100% học sinh ra lớp, duy trì sĩ số, nâng cao tỷ lệ chuyên cần; thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

IV. Kiến nghị, đề xuất

1. Đối với bậc mầm non: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu Chính phủ ưu tiên kinh phí từ các nguồn như chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, nguồn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA,... cho các tỉnh còn nhiều khó khăn như KonTum để thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi và phát triển GDMN tại địa phương, đặc biệt là xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp mầm non.

2. Đối với cấp tiểu học: Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có định hướng cách đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh phù hợp với mô hình trường học mới.

3. Riêng đối với dân tộc rất ít người: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu Chính phủ mở rộng đối tượng và tăng mức được hưởng đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người.

       Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...