Phát minh ra máy đọc suy nghĩ hiện hình ảnh

Với chiếc máy này, mọi suy nghĩ của bạn sẽ hiển thị lên màn hình như một bộ phim cho cả thế giới thấy.

Phát minh ra máy đọc suy nghĩ hiện hình ảnh

Nhóm khoa học đến từ Đại học Oregon đã xây dựng một hệ thống có thể đọc suy nghĩ của con người. Bằng cách quét não và tái tạo lại các khuôn mặt mà đối tượng nghĩ đến trong đầu, máy sẽ khiến ý nghĩ hiển thị ra hình ảnh.

“Chúng ta có thể lấy trí nhớ của ai đó - dù là phần trong thâm tâm và rất riêng tư – rồi kéo chúng ra khỏi bộ não họ”, một trong những thành viên nhóm nghiên cứu, nhà thần kinh học Brice Kuhl chia sẻ với Brian Resnick trên Vox.

Các nhà khoa học chọn 23 tình nguyện viên và soạn ra một bộ ảnh 1.000 gương mặt người màu sắc ngẫu nhiên. Các tình nguyện viên tham gia sẽ được cho xem những bức ảnh này trong khi kết nối với máy quét cộng hưởng từ chức năng fMRI (hay dùng để phát hiện nói dối). Nó cho phép chuyên gia thấy được những thay đổi tinh tế trong dòng máu não để đo hoạt động thần kinh của họ.

Phat minh ra may doc suy nghi hien hinh anh - Anh 1

Sẽ đến một ngày, nhân chứng không cần miêu tả, chỉ nghĩ và hình dung đặc điểm nhận dạng của tội phạm, máy sẽ giúp chúng ta phác thảo chính xác kẻ tình nghi - Ảnh: Shutterstock

Máy fMRI lại được kết nối với một chương trình trí thông minh nhân tạo (Al) để đọc hoạt động não của người tham gia thí nghiệm trong khi làm một mô tả toán học từng khuôn mặt họ được tiếp xúc với thời gian thực. Các nhà nghiên cứu thiết lập 300 con số để miêu tả tính năng vật lý nhất định trên khuôn mặt để giúp AI “nhìn thấy” chúng.

Về cơ bản, giai đoạn này là buổi tập luyện cho AI. Nó cần biết các hoạt động thần kinh tương quan với một số đặc tính vật lý trên khuôn mặt như thế nào.

Một khi AI đã hình thành đủ các mã ghi nhận hoạt động não, nhóm nghiên cứu bắt đầu giai đoạn hai của thí nghiệm. Lần này, AI được nối với chỉ máy fMRI và tìm ra được khuôn mặt giống khuôn mặt hiện trên não người tham gia. Những khuôn mặt nhà khoa học cho người tham gia thấy ở vòng này hoàn toàn khác so với vòng trước.

Máy tái tạo lại từng khuôn mặt dựa trên hoạt động từ hai bên vùng riêng biệt trong não, gồm các nếp cuộn góc (ANG) - tham gia vào một số các quá trình liên quan đến ngôn ngữ, xử lý số, nhận thức không gian và sự hình thành của những ký ức sống động; vỏ não vùng đai (OTC) - xử lý tín hiệu thị giác.

Và dưới đây là kết quả:

Phat minh ra may doc suy nghi hien hinh anh - Anh 2

Ảnh: The Journal of Neuroscience

Phát minh này được dự đoán sẽ là vật hỗ trợ đắc lực cho cảnh sát trong quá trình điều tra tội phạm. Nhân chứng không cần miêu tả, chỉ nghĩ và hình dung đặc điểm nhận dạng của tội phạm, máy sẽ giúp chúng ta phác thảo chính xác kẻ tình nghi.

Nhóm nghiên cứu tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khó khăn hơn. Họ cho người tham gia nhận diện một khuôn mặt, yêu cầu tình nguyện viên giữ nó trong bộ nhớ và sau đó AI phải tái tạo lại khuôn mặt trong trí nhớ của người tham gia. Điều này hết sức khó. Và dưới đây là kết quả:

Phat minh ra may doc suy nghi hien hinh anh - Anh 3

Ảnh: The Journal of Neuroscience

Dù chưa hoàn hảo nhưng với công nghệ đang ngày càng tiến bộ, kết quả đọc suy nghĩ cho ra hình ảnh mỹ mãn sẽ có thể không cách chúng ta bao xa.

Theo Khám Phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.