Papua New Guinea: Cảnh báo giáo dục tụt hậu

GD&TĐ - Chất lượng giáo dục của Papua New Guinea (PNG) đang tụt lùi. Trình độ học sinh tiểu học trong nước thua kém ít nhất là hai năm so với bạn bè cùng cấp học tại các quốc đảo khác ở Thái Bình Dương như quần đảo Solomon, Fiji, Tonga và Samoa. Cảnh báo vừa được đưa ra tại kết quả đánh giá văn hóa và số học (PILNA) - một tổ chức đánh giá giáo dục độc lập của quốc đảo nằm ở Tây Nam Thái Bình Dương này.

Sự bất minh trong kết quả thi cử, cộng với điều kiện kinh tế quá khó khăn, đang kéo lùi sự phát triển của GD ở PNG
Sự bất minh trong kết quả thi cử, cộng với điều kiện kinh tế quá khó khăn, đang kéo lùi sự phát triển của GD ở PNG

Nghi ngờ

Cụ thể, theo đại diện nhóm tác giả thực hiện PILNA, ông Gregoree Kapanombo - cựu Giám đốc Chi nhánh Dịch vụ Đo lường (MSB), thuộc cơ quan chuyên trách (MSD) của Bộ Giáo dục PNG: Hiệu suất học tập của học sinh lớp 6 trong nước chỉ tương đương với học sinh lớp 4 của quần đảo Solomon, Fiji, Tonga và Samoa.

“Chúng ta vẫn nghe rằng, các tiêu chuẩn giáo dục đã tăng lên. Thực tế đang khiến chúng ta không thể chấp nhận được giả định này. MSD cần giải thích rõ tiêu chuẩn giáo dục đã tăng lên như thế nào, có bao nhiêu điểm A và điểm B được chấm điểm trong kết quả kỳ thi năm 2018 tại các hội đồng thi trên toàn quốc”, ông Kapanombo bức xúc.

Cựu Giám đốc MSB cũng cho rằng, một sự gia tăng lớn và đột ngột về kết quả thi trung bình ở tất cả các môn thi chỉ có thể xuất phát từ hai vấn đề: Thứ nhất, các kỳ thi được thực hiện quá dễ dàng (đề thi hoặc cách tổ chức và trông thi); thứ hai, các học sinh thực sự nắm được kiến thức và có sự chuẩn bị tốt.

Ông Kapanombo rất muốn tin vào vấn đề thứ hai và sẽ là một điều đặc biệt nếu một lớp học hay một trường học mà có được những học sinh như vậy. Đó thực sự là giấc mơ của bất cứ nền giáo dục nào. Rất tiếc, công chúng lại không tin và thực sự là không thể tin vào điều đó.

Những con số bất minh

Ông Kapanombo chỉ ra những uẩn khúc mà công chúng “không thể tin”: Kết quả điểm thi của học sinh thi vào lớp 8 trong năm 2018, trên cơ sở tổng hợp điểm bình quân của các môn thi, có mức cao chót vót, dù đã chia theo thang bậc cụ thể (thành tích rất cao, cao, trung bình và dưới trung bình). Các kết quả học tập được ghi vào hồ sơ trước đó của học sinh cho thấy nhiều em năm nay có kết quả thi cao thì những năm trước, điểm của họ lại đáng thất vọng.

Theo ông Kapanombo, sự cải thiện điểm số đột ngột này chỉ có thể giải thích bởi thực tế kỳ thi vào lớp 8 năm 2018 đã được tổ chức một cách dễ dãi. Dường như những nhà quản lý giáo dục đã tìm cách thay đổi xu hướng phổ biến về điểm thi thấp trong nhiều năm qua, để tránh bị chỉ trích.

Cựu Giám đốc MSB cũng chỉ ra những bất minh trong điểm thi cuối kỳ của học sinh lớp 10 và lớp 12 năm qua. Tương tự với điểm thi vào lớp 8, điểm thi cuối kỳ của lớp 10 và lớp 12 năm 2018 cao một cách đáng ngạc nhiên, nếu dựa vào các kết quả từng đạt được trước đó của mỗi học sinh. Theo quy định của ngành Giáo dục PNG, điểm thi cuối kỳ của lớp 10 và 12 được cộng thêm điểm nội bộ (đã được quy chuẩn hóa) để đưa ra mức điểm chuẩn hóa theo thang điểm quốc gia (FSS).

Dựa trên FSS, học sinh mới được xếp hạng bằng cách sử dụng Đánh giá Tham chiếu Tiêu chí (NRA) để phân bổ điểm cuối cùng theo một số phân phối tỷ lệ phần trăm được xác định trước. Nếu làm đúng, điểm số học sinh sẽ được ghi nhận ở tầm quốc gia. Nhưng nếu có tiêu cực, cũng sẽ ở tầm cỡ quốc gia.

Vì bệnh thành tích?

“MSD không nên đánh lừa Bộ Giáo dục và cả đất nước bằng cách đặt ra các bài kiểm tra dễ dàng đối với lớp 8 và hạ thấp tiêu chuẩn chất lượng bài kiểm tra ở lớp 10 và 12, mà phải sử dụng NRA để đặt ra các tiêu chuẩn và hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu để đạt được NRA, ngoài việc thay đổi mục tiêu dạy học cũng như thành tích của giáo dục”, ông Kapanombo nói.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, kết quả kỳ thi năm 2018 ở tất cả các cấp học là “một sự lừa dối trắng trợn”, khi mà sự gia tăng đột ngột về mặt bằng điểm cao không thể giải thích nổi, khiến các tiêu chuẩn giáo dục của quốc gia trở thành vô nghĩa. Ông kêu gọi MSD có sự giải thích công khai về những khuất tất này.

“Cho đến khi MSD cho chúng ta biết kỳ thi nào đánh dấu phần trăm bị cắt tiêu chuẩn trên so sánh tương quan các năm trước đó, chúng ta sẽ không thể biết chất lượng thực sự của mỗi trường học, lớp học và từng học sinh. Chẳng hạn, 5% học sinh lớp 12 đạt điểm A cao nhất có thể có điểm thi từ 55 - 100. Điều này có nghĩa là học sinh đạt 55/100 điểm trong kỳ thi cũng có điểm A. Có phải 55% học sinh lớp 12 có điểm A trong kỳ thi vừa qua không?”, cựu Giám đốc MSB đặt vấn đề.

Để làm rõ hơn câu chuyện, ông Kapanombo cho biết, vào năm 2014, khi ông đang phụ trách MSB, cơ quan này đã có chủ trương giữ lại những thống kê về kết quả học sinh trong từng năm học, bởi cho rằng nó rất quan trọng và ảnh hưởng đến tiêu chuẩn giáo dục của đất nước. Những hồ sơ điểm số của học sinh cũng chính là tài liệu tham khảo quan trọng cho các trường đại học; bởi khi tuyển sinh, họ có thể căn cứ vào đó để đánh giá điều kiện đầu vào của ứng viên; cũng như sẽ lần lại hồ sơ để kiểm tra xem vì sao có những sinh viên trong hồ sơ đăng ký đầu vào có nhiều điểm A, nhưng lại không thể theo được những chương trình học vốn khá đơn giản ngay năm đầu đại học…

Cho đến thời điểm bài báo được Post-Courier lên trang vào ngày 9/1/2019, MSD và Bộ GD PNG vẫn chưa có phản hồi về báo cáo PILNA cũng như những bình luận của ông Kapanombo.

Theo Post-Courier

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.