Ba công nghệ định hình lại giáo dục năm 2019

GD&TĐ - Năm 2018, NYC Media Lab đã làm việc với giới nghiên cứu, các nhà hoạt động GD, lãnh đạo các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ để xây dựng công nghệ phục vụ GD và những gì có thể giúp phát triển con người. Dựa trên những thành quả công nghệ đã được đưa vào ứng dụng và đánh giá của giới chuyên gia, NYC Media Lab khẳng định ba công nghệ dưới đây sẽ giúp định hình lại GD toàn cầu trong năm 2019.  

Hình ảnh về dự án thực tế ảo HoloLens do Microsoft phát triển để phục vụ cho GD và y tế
Hình ảnh về dự án thực tế ảo HoloLens do Microsoft phát triển để phục vụ cho GD và y tế

5G

Vào mùa thu năm 2018, NYC Media Lab đã phát động cuộc thi Thử thách EdTech Verizon 5G, trên cơ sở hợp tác với

Verizon Foundation và Verizon 5G Labs của Tập đoàn Viễn thông Verizon. Cuộc thi được triển khai trên quy mô toàn nước Mỹ (kết thúc vào tháng 11/2018 và sẽ công bố danh sách các đội chiến thắng vào đầu năm 2019), tạo ra một cuộc cạnh tranh thú vị giữa giới nghiên cứu đến từ các trường ĐH, giữa các nhà nghiên cứu ĐH với các nhà cải cách của những tổ chức phi lợi nhuận, nhằm đưa ra một khái niệm mới có thể giúp xây dựng những giải pháp cho một sứ mệnh chung: Chất lượng GD cho người học. Cụ thể hơn, mục tiêu của các bên là làm thế nào để tận dụng ưu thế của công nghệ 5G để cải thiện sự sẵn sàng và kết nối HS, đào tạo giáo viên STEM (GD khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học); hỗ trợ HS có nhu cầu GD đặc biệt hoặc nhu cầu học tập đa dạng.

5G là thế hệ thứ năm của công nghệ kết nối không dây. So với các thế hệ trước, 5G không chỉ kết nối nhanh hơn, tải dữ liệu lớn hơn, mà còn là cầu nối thực sự cho thế giới công nghệ hiện nay - tức là sẽ tham gia vào mọi mặt của cuộc sống của xã hội hiện đại. Xe hơi tự lái, cộng đồng thông minh, mạng lưới thiết bị kết nối Internet, GD trải nghiệm… Đó chỉ là một số trong rất nhiều ngành công nghiệp tiềm năng lớn, được Verizon nhấn mạnh rằng sẽ có chuyển đổi lớn khi 5G được ứng dụng.

5G sẽ có ý nghĩa gì đối với lĩnh vực GD? Đó là vấn đề lớn mà các bên liên quan vẫn đang tìm hiểu. Ý tưởng được gợi ý về một lớp học hỗ trợ 5G có thể bao gồm: Một “giáo viên ảo” dẫn dắt những cuộc thảo luận về các chủ đề chuyên ngành, thông qua hệ thống kết nối nội bộ dành cho HS, SV trong một trường hay trong cả hệ thống GD, thậm chí có thể là trên cả không gian mở của mạng

Internet; trải nghiệm thực tế ảo liền mạch có thể giúp HS, SV có nhu cầu học tập đa dạng tham gia tốt hơn; hoặc các thiết bị được kết nối có thể giúp thu hẹp khoảng cách trong GD cho SV quốc tế.

AR, công nghệ giọng nói và giao diện tương lai

Vào tháng 9/2018, NYC Media Lab và RLab Gianthe - Trung tâm VR/AR (Virtual Reality - Thực tế ảo; Augmented Reality - Thực tế tăng cường) do thành phố tài trợ, đã ra mắt XR Startup Bootcamp, một chương trình tăng tốc kéo dài 12 tuần, với sự tham gia của 10 nhóm khởi nghiệp giai đoạn đầu. Họ tập trung vào khám phá khách hàng và xác nhận thị trường cho các khái niệm thúc đẩy thực tế ảo, thực tế tăng cường và thực tế hỗn hợp, công nghệ giọng nói, robot và các giao diện khác trong tương lai.

Một trong những đội đầy triển vọng xuất hiện từ chương trình là spARk, một nền tảng AR và giọng nói dành cho các nhà GD và người học STEAM. Đến từ ĐH Columbia, nhóm spARk đã xây dựng một nền tảng cho phép các nhà GD tìm kiếm và tải lên các kế hoạch bài học, sau đó có thể biến thành các trải nghiệm học tập tương tác và đa chiều cho HS. Khi HS tiếp cận bài học, nền tảng sử dụng công nghệ giọng nói để lắng nghe sự tiến bộ của HS và cung cấp phản hồi toàn diện cho giáo viên, từ đó giáo viên có thể cải thiện các bài học trong tương lai.

Chẳng hạn, một bản trình bày slide về quá trình quang hợp được spARk biến thành một trò chơi AR. Các HS tương tác với một khối hữu hình và khi được kích hoạt bởi AR, khối đó trở thành mặt trời. Sau đó, HS có thể sử dụng khối để kích hoạt quá trình quang hợp, trong khi kết quả sẽ được hiển thị bằng giọng nói qua tai nghe hoặc trên thiết bị di động các em đang sử dụng.

Trí tuệ nhân tạo

Từ nội dung được tạo ra bằng cách giả lập đến nhận dạng hình ảnh và hệ thống gắn thẻ thông minh, AI (Artificial

Intelligence - Trí tuệ nhân tạo) đã định hình cách cung cấp thông tin trong tương lai. Tuy nhiên, các công cụ AI thường thiếu tiếng nói toàn cầu và dữ liệu văn hóa, khiến một phần lớn dân số thế giới bị loại khỏi các thông tin được cung cấp. Nói cách khác, nếu các ứng dụng được hỗ trợ bởi AI học hỏi từ mọi người để thông báo phản hồi của họ, thì những người có ảnh hưởng đến các ứng dụng nên bao gồm các quan điểm đa dạng hơn.

Giáo dục và công nghệ tiên tiến là cốt lõi của nhiều chương trình được triển khai tại Phòng thí nghiệm truyền thông thành phố (NYC Media Lab) - Một quan hệ đối tác công/ tư do Tập đoàn Phát triển Kinh tế của thành phố New York (Mỹ) khởi xướng, với nhiệm vụ kết nối các công ty truyền thông và công nghệ với các trường ĐH của NYC để thúc đẩy sự đổi mới, tinh thần kinh doanh và phát triển tài năng. 

Điều này đã truyền cảm hứng cho bà Davar Ardalan, một nhà báo làm việc cho đài NPR trong hơn 22 năm, để tạo ra IVOW - một phần mềm AI, nhằm giúp giảm độ lệch trong nhận dạng thuật toán. Để làm điều này, IVOW thúc đẩy một mạng lưới rộng lớn các nhà nghiên cứu quốc tế, người kể chuyện văn hóa và cư dân địa phương của một nơi cụ thể, để đào tạo các ứng dụng hỗ trợ giọng nói, như Siri của Apple, Google Home của Google và Alexa của Amazon, nhằm đáp ứng tốt hơn các câu hỏi về văn hóa, đảm bảo các chia sẻ đó là xác thực và phù hợp với từng cộng đồng cụ thể.

Bà Ardalan đã trình bày bản demo IVOW tại hội nghị hàng năm về Máy móc và Truyền thông của NYC Media Lab, do Tập đoàn Bloomberg tổ chức vào ngày 15/5/2018. Trong bản demo của mình, bà đã giới thiệu một SV viết một bài báo về Mỹ Latinh. Khi được đặt câu hỏi, ứng dụng IVOW Google sẽ chia sẻ những câu chuyện về di sản Mỹ Latinh bằng giọng nói của một người được nuôi dưỡng với truyền thống Tây Ban Nha. Với Google Home, nó sẽ đọc một bản tóm tắt ngắn từ một tìm kiếm trực tuyến. Còn IVOW sử dụng một giọng thiếu nữ để kể về truyền thống đang được nhắc đến. Với một thông tin được cung cấp sống động như vậy, sẽ giúp người học tiếp nhận tốt hơn vấn đề mình đang tìm hiểu, từ đó có thể đưa quan điểm cá nhân vào để đánh giá vấn đề.

Theo Edsurge

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.