Nữ tặc trộm kim cương ly kỳ nhất nước Mỹ

Có cả một hồ sơ dầy đến 20 trang mô tả “thành tích” của người đàn bà có cái tên Doris Payne, người bị săn lùng suốt nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể bị sờ gáy.

Nữ tặc trộm kim cương ly kỳ nhất nước Mỹ
Nữ tặc trộm kim cương ly kỳ nhất nước Mỹ ảnh 1
Phục sức sành điệu của Doris Payne trên màn ảnh

Nếu kim cương là bạn tri kỷ của phụ nữ thì Doris Payne đã không phải gặp một kẻ lạ hoắc trong suốt 6 thập niên qua. Là con gái của một thợ khai mỏ, chào đời ở vùng nông thôn Slab Fork (Tây Virginia, Mỹ), lão bà 85 tuổi này có lẽ là “siêu tặc nữ” trộm kim cương khét tiếng nhất trong lịch sử thế giới từ trước tới nay.

Interpol “bó tay”

Trên cả hai châu lục, Doris Payne đang bị tống trát tầm nã, bị đưa vào tầm theo dõi của tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) nhưng Payne vẫn thích đơn thương độc mã hành động.

Payne tự phong mình là “Đảng Độc Nữ Nhân” (Băng cướp duy nhất 1 người đàn bà), “vũ khí” duy nhất ả mang bên người là bộ cánh thời trang hệt như một quý bà thượng lưu.

Cho tới bây giờ, dù vẫn trong tầm truy nã của cảnh sát, Doris Payne sống hết sức sung túc, khỏe mạnh ở đâu đó trên thế giới chờ cơ hội ra tay để chiếm hữu những viên châu báu lóng lánh.

Chân dung Doris Payne thời thanh xuân
Chân dung Doris Payne thời thanh xuân

Nụ cười có duyên, quần áo kiểu cách và kè kè một chiếc túi xách “hàng hiệu”, Payne đảo mắt vào các hiệu kim hoàn, mê hoặc đám nhân viên bán nữ trang bằng những câu chuyện hay như cổ tích về những món nữ trang của họ. Không ai rõ số tài sản châu báu quý giá mà Payne “thó” được là bao nhiêu nhưng có lời đồn đãi rằng nó có thể lên tới con số hàng chục triệu USD.

Chân dung “phù thủy kim cương”

Thứ mà Payne thực sự “cần” là một chiếc nhẫn kim cương 3,5 carat ở Palm Desert (California) và một chiếc nhẫn khác có giá 33.000 USD từ một hiệu kim hoàn ở Charlotte (Bắc Carolina).

Nhưng phi vụ “cầm nhầm” đình đám nhất do chính tay Payne thực hiện đã xảy ra tại Monte Carlo hồi thập niên 1970 là một chiếc nhẫn kim cương 10 carat trị giá tới hơn nửa triệu USD. Chính Payne từ các năm trước cũng đã thừa nhận: “Tôi lướt trong các cửa hiệu đó, cho vào túi những thứ mình cần và đặt trở lại vị trí. Vui là chính”.

Sắm vai một quý bà lắm tiền nhiều của với từng cọc đô la ngồn ngộn, Payne học cách làm cho người ta hoa mắt để quên đi thực tại. Bịa ra một khoản tiền bảo hiểm kếch xù như là khoản thừa kế, Payne ve vãn các nạn nhân của ả bằng những chuyện “hậu trường” long lanh đầy kịch tính.

Thường thì câu chuyện kéo dài vài giờ cho đến khi chủ tiệm giật mình nhận ra tài sản đã “bốc hơi” với vị khách lạ bí ẩn. Payne hòa vào trong những chiếc taxi, xe buýt hay tàu điện ngầm và biến mất tăm tích.

Doris Payne tại nhà tạm giữ của cảnh sát CaliforniaDoris Payne tại nhà tạm giữ của cảnh sát California

Chỉ riêng tại Mỹ, hồ sơ về “thành tích” của Payne đã dầy tới 20 trang. Ả là “ngôi sao” trong mắt các nhóm an ninh tại những hiệu kim hoàn và là vị khách hàng “bất khả xâm phạm” với nhiều chuỗi bán lẻ nổi tiếng trên khắp đất Mỹ.

Kể về chuyến ra nước ngoài đầu tiên, Payne khoe: “Trong 3 ngày, tôi đã đặt chân tới 3 nước khác nhau. Tôi tới London, rồi Paris và sau rốt là Rome”. Tai tiếng từ Payne nổi như cồn khắp 2 châu lục khi nói đến những vụ ăn cắp hàng xa xỉ, ả bị tam giam ở Nice và bị dẫn độ tới Monte Carlo để trả lời về động cơ trong vụ cướp táo bạo nhất ở chốn này.

Payne phàn nàn rằng thị bị tạm giam suốt 9 tháng, rất nhiều điều tra viên đã cố gắng bóc trần hành vi của ả. Nhiều lần, Payne bị tóm nhưng đều được phóng thích sau đó. Payne bật mí, ả giấu viên đá quý vào trong thắt lưng của con gấu đồ chơi của mình.

Là con út trong gia đình có 6 anh chị em, Payne có những ngón nghề gian xảo tuyệt luân từ hồi còn “mài quần” trong môi trường giáo dục công: “Tôi có thể đi du lịch khắp châu Âu chỉ với vài ba tiểu xảo, tôi có các bản đồ đi lại riêng. Tôi tham dự các lớp học kinh tế và sức khỏe gia đình”.

Mới tuổi 13, đứa con gái ma mãnh đã lừa một chủ hiệu để “thó” lấy chiếc đồng hồ vàng nhưng sau đó trả lại. Càng lớn, kỹ năng “hai ngón” của Payne càng điêu luyện. Payne nháy mắt kể với tôi: “Tôi có thể khiến cho bọn da trắng quên bẵng đi. Tôi đã sống rất thú vị. Học nhiều mánh hay”.

Mang tới 20 biệt danh và cũng chừng đó các số an sinh xã hội, Payne thừa nhận rằng trong khi tới những hòn đảo xa lạ, dù lo sợ, nhưng ả chưa bao giờ biết chùn tay khi hành động:

“Tôi biết mình sẽ hành động ra sao. Chưa bao giờ tôi chịu bó tay khi chưa lấy được món nào đó. Kim cương là thứ dễ lấy nhất. Tôi biết tất cả mọi quận, mọi tiểu bang và mọi quốc gia. Cũng như phải rành về hệ thống tư pháp”. Payne đã từng bị tóm ở Pháp, Hy Lạp, Thụy Sỹ và Anh. Sau một vụ trộm ở Colorado (Mỹ), Payne chịu án 5 năm “bóc lịch”.

“Nữ hoàng trộm kim cương” lừng danh thế giới Doris Payne tại một phiên tòa xét xử
“Nữ hoàng trộm kim cương” lừng danh thế giới Doris Payne tại một phiên tòa xét xử

Payne toàn độc lập hành động, xứng với “tặc danh” “Nữ hoàng trộm kim cương”. Payne không hút thuốc, không uống rượu, chăm chăm tìm đầu ra cho những món đã “thó” được.

Vẻ tự mãn, Payne khoe: “Tôi bán tất mọi thứ và dồn tiền để mở một của hàng, bán cho các cầu thủ bóng chày Cleveland Indian. Tôi chả hối hận gì với việc đánh cắp trang sức cả”. Trong một cuộc thẩm vấn ở nhà tù, Payne nhếch mép châm biếm: “Tiếc quá, tôi đã bị tóm!”

Bí mật của các hiệu kim hoàn

Cuộc đời kỳ lạ của “nữ hoàng kim cương” Doris Payne đã được lột tả một cách chi tiết trong bộ phim tài liệu mang tựa đề Cuộc đời và tội lỗi của Doris Payne được chiếu năm 2014. Theo các nhà làm phim, khoảng năm 1953 – thời điểm mà sự hiện diện của một phụ nữ da màu được xem là điều bất thường – Payne đã xuất hiện tại một hiệu trang sức ở Pittsburgh, cuỗm đi viên kim cương trị giá 22.000 USD.

Sau nhiều thập kỷ tung hoành và thu lợi bất chính nhiều triệu USD kim cương, mãi đến năm 2011, Doris Payne bị tóm ở San Diego về tội ăn cướp một chiếc áo khoáng Burberry ở Costa Mesa (quận Cam, California) trị giá 1.300 USD. Payne có 2 con. Con trai Ronald của thị sống ở Nevada, còn con gái Donna sống ở Ohio.

Doris Payne và 2 nhà làm phim Matthew Pond (trái) và Kirk Marcolina (phải)
Doris Payne và 2 nhà làm phim Matthew Pond (trái) và Kirk Marcolina (phải)

Luật sư bào chữa người gốc Atlanta-Shawn McCullers đã tìm ra một bằng chứng chống lại Doris Payne. Ông đang bảo vệ cho thân chủ chống lại các cáo buộc từ Saks Fifth Avenue và nhìn thấy một số sơ hở để có thể giúp cho Payne thoát tội. Thật ra, sự “nổi tiếng” của Payne không bị mất bởi luật sư McCullers. Luật sư McCullers kể một câu chuyện khó tin nhưng có thật rằng, với những lời buộc tội chống lại thân chủ ông đều có sự “thêm mắm, dặm muối” từ chính chủ các hiệu kim hoàn.

Ông luật sư tin rằng ngành công nghiệp kim hoàn cần đến sự “trợ giúp” của Payne hơn là bà ta cần họ. Giọng rầu rĩ, luật sư McCullers tuyên bố: “Tôi có thể nói trắng với quý vị rằng các công ty bảo hiểm không phải luôn luôn báo cáo đúng với các hóa đơn”.

Bất giác tôi nhớ lại lời mà Payne từng phàn nàn với tôi trước đó: “Hiệu trang sức Chanel ở Monte Carlo chưa từng nói về trị giá số tài sản bị mất tích khi công bố với giới truyền thông. Quý vị nghĩ sao nếu như họ - các hiệu kim hoàn - cố gắng thổi phồng giá trị hàng hóa của họ với hãng bảo hiểm”

Theo baophapluat.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.