Tư vấn tuyển sinh trực tuyến: Học công nghệ, làm chủ cuộc chơi

GD&TĐ - Để tham gia vào "cuộc chơi" công nghệ, bạn trẻ cần cập nhật xu hướng mới, kết hợp thực hành tại các doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Các chuyên gia tuyển sinh tham dự chương trình chụp hình lưu niệm. Ảnh: P.V
Các chuyên gia tuyển sinh tham dự chương trình chụp hình lưu niệm. Ảnh: P.V

Sáng 15/7, Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến với chủ đề “Học công nghệ - Làm chủ cuộc chơi”.

Chương trình được trực tuyến trên Báo Giáo dục và Thời đại Online (giaoducthoidai.vn).

toan-canh-111.jpg
Các chuyên gia tuyển sinh tham dự chương trình. Ảnh: P.V

Chương trình có sự tham gia của PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải, Trường Đại học Việt Đức; ThS Nguyễn Thị Kim Phụng - Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học Tài chính - Marketing; ThS Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM và ThS Lê Thị Bích Thảo, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn.

Với sự góp mặt của các diễn giả, chương trình cung cấp thông tin mới nhất về tuyển sinh các ngành công nghệ, mô hình đào tạo thực hành - liên thông và kỹ năng người học cần chuẩn bị để không bị “bỏ lại phía sau” trong thời đại AI, dữ liệu lớn và đổi mới sáng tạo.

Tại sự kiện, các diễn giả chia sẻ định hướng đào tạo bám sát thị trường lao động, cơ hội học tập quốc tế, cách cá nhân hóa lộ trình học để người học có thể chủ động từ khi bắt đầu đến khi ra nghề.

dscf0046.jpg
Nhà báo Nguyễn Anh Tú - Phụ trách Cơ quan thường trú báo Giáo dục và Thời đại tại TPHCM tặng hoa đến các chuyên gia tuyển sinh tham dự chương trình. Ảnh: P.V

Nhà báo Nguyễn Anh Tú - Phụ trách Cơ quan thường trú báo Giáo dục và Thời đại tại TPHCM gửi lời cảm ơn và tặng hoa đến các chuyên gia đã đồng hành cùng chương trình.

"Công nghệ đang thay đổi cách thế giới vận hành. Việc chọn ngành công nghệ hôm nay là một bước đầu tư cho sự nghiệp lâu dài, nhưng cần được thực hiện với hiểu biết và định hướng rõ ràng", ông Tú chia sẻ.

Chương trình là số thứ hai trong chuỗi tư vấn tuyển sinh 2025 do Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức, nhằm giúp học sinh và phụ huynh tiếp cận thông tin chính thống, cập nhật thực tế từ các cơ sở đào tạo uy tín.

Tại sự kiện, các chuyên gia nhận định rằng không có một công thức chung nào để "làm chủ cuộc chơi công nghệ". Mỗi lĩnh vực mở ra một hướng đi và triết lý riêng, tạo cơ hội cho các bạn trẻ chạm đến thành công theo cách của mình.

Các chuyên gia hy vọng rằng phụ huynh và học sinh đã thu thập được những thông tin hữu ích để đưa ra lựa chọn phù hợp. Dù chọn con đường nào, thành công luôn trong tầm tay nếu có đủ đam mê và kiên trì.

Buổi giao lưu diễn ra từ 9h30 đến 11h, ngày 15/7/2025, tại Cơ quan thường trú Báo Giáo dục và Thời đại tại TPHCM (số 322 Điện Biên Phủ, Phường Vườn Lài, TPHCM).

Bạn đọc

Bạn Thanh Hiền:

Trường ĐH Việt Đức năm 2025 có mở ngành mới nào về công nghệ và trường có chương trình học bổng không?

PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải, Trường Đại học Việt Đức

PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải, Trường Đại học Việt Đức

Năm 2025, Trường ĐH Việt Đức mở chương trình cử nhân mới Kỹ thuật Cơ Điện tử. Ngành học mới được hợp tác với Đại học Khoa học ứng dụng Hamburg (HAW Hamburg), CHLB Đức mang đến cho sinh viên cơ hội nghề nghiệp rộng mở, được cấp bằng của Việt Nam và CHLB Đức, cùng ưu đãi học bổng 100% học phí trong năm đầu tuyển sinh 2025.

Chương trình cử nhân Kỹ thuật Cơ Điện tử (MEC) có thời gian học 4 năm, gồm 1 năm đại cương và 3 năm chuyên ngành. Mục tiêu của chương trình là cung cấp các kiến thức mới nhất và hiện đại, mang đẳng cấp thế giới từ Đức, mang tính sáng tạo và cân bằng giữa các nội dung kỹ thuật Cơ khí – Điện – Điện tử - Công nghệ thông tin.

Chương trình có ba chuyên ngành chính: kỹ thuật cơ điện tử cho động học hệ dẫn động chính xác (drive dynamics), kỹ thuật cơ điện tử cho ô tô và hàng không (automobile and aeronautical engineering), và kỹ thuật cơ điện tử cho robot (robotics).

viet-duc-bo-sung.jpg
Phòng lab thực hành hiện đại tại Trường ĐH Việt Đức.

Trong năm đầu tuyển sinh năm 2025, Trường ĐH Việt Đức ưu tiên dành học bổng tài năng trị giá 100% học phí năm nhất cho tất cả thí sinh trúng tuyển ngành Kỹ thuật Cơ Điện tử.

Đây là cơ hội tuyệt vời để các kỹ sư tài năng tương lai được tiếp xúc với chương trình học chất lượng quốc tế từ Đức. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được nhận bằng cấp từ Trường ĐH Việt Đức và Trường ĐH Khoa học ứng dụng Hamburg. Trong năm thứ 4, sinh viên sẽ có cơ hội học tập trao đổi và hoàn thành luận văn tốt nghiệp tại trường đối tác, với các học bổng tài trợ từ Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) hoặc dạng tự túc chi phí.

Bạn đọc

Bạn Văn Lâm (phường Mỹ Tho, Đồng Tháp):

Em thấy các ngành về trí tuệ nhân tạo, vi mạch, robot đang rất “hot”, nhưng không biết hệ cao đẳng có đào tạo không? Với Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn có các điều kiện để học tốt ngành ngành này không. Khi ra trường em sẽ làm việc với vị trí gì? Mức lương bao nhiêu?

Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

dsc08875.jpg
Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn ký cam kết 100% việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Tại Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, những ngành này nhà trường chưa tổ chức đào tạo. Tuy nhiên, tôi nghĩ đây là những ngành đang rất hot và cũng rất tiềm năng trong thời gian tới.

Những ngành này mức lương cũng rất cao. Tuy nhiên, để đạt mức lương này thì các bạn sinh viên phải đầu tư nhiều hơn, cả về học tập lẫn rèn luyện.

Bạn đọc

Bạn Trọng Tuân:

Học sinh nên chuẩn bị gì để thích nghi và nắm bắt cơ hội?

Thạc sĩ Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM

Thạc sĩ Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM

Học giỏi các môn khoa học và mở rộng kiến thức: ngoài Sinh học, cần biết thêm về máy tính, cảm biến, lập trình đơn giản; Có hiểu biết thêm về kinh tế – môi trường – nông nghiệp sẽ có lợi.

dai-hoc-mo-5556.jpg
Sinh viên Trường Đại học Mở TPHCM trong Lễ khai giảng năm học 2024-2205.

Tập thực hành – làm thí nghiệm: Biết cách dùng phần mềm sinh học; thành thạo kỹ năng phòng Lab; Tham gia các câu lạc bộ nghiên cứu, hội thi sáng tạo, các dự án STEAM.

Có tư duy đổi mới – sáng tạo – giải quyết vấn đề: Từ những vấn đề trong cuộc sống (đất xấu, cây chết, nước ô nhiễm...), hãy nghĩ xem sinh học có thể giúp gì; hình thành ý tưởng, thử nghiệm, biến nó thành sản phẩm có ích.

Học tốt tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp: Đọc tài liệu, xem video khoa học, thuyết trình, viết báo cáo; Làm việc nhóm, hợp tác, trình bày ý tưởng rõ ràng.

Tóm lại, Công nghệ Sinh học là một ngành vừa có nền tảng khoa học vững chắc, vừa gần gũi với đời sống. Trong thời đại mới, ngành này kết hợp với công nghệ số và đổi mới sáng tạo để tạo ra những giải pháp xanh – sạch – bền vững. Học sinh nào yêu thích khoa học, thích làm ra cái mới, và mong muốn góp phần bảo vệ sức khỏe, môi trường thì Công nghệ Sinh học chính là một lựa chọn đáng giá cho tương lai.

Vì vậy, để thích nghi và nắm bắt cơ hội, sinh viên cần chủ động trang bị kỹ năng số, ngoại ngữ, cần chuẩn bị không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn rèn luyện tư duy liên ngành, kỹ năng sử dụng công nghệ mà còn tinh thần đổi mới sáng tạo khả năng thích nghi nhanh để tận dụng tối đa cơ hội và “làm chủ tương lai” trong làn sóng chuyển đổi số hiện nay.

Bạn đọc

Bạn Duy Sửu:

Tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học, sinh viên có thể làm việc ở những lĩnh vực nào? Liệu đây có phải là ngành học “kén” việc làm không?

Thạc sĩ Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM

Thạc sĩ Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM

Tốt nghiệp ngành Công nghệ Sinh học, sinh viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực cụ thể sau:

Lĩnh vực y dược: Làm việc tại các công ty sản xuất vaccine, sinh phẩm y tế, dược phẩm sinh học; Tham gia các phòng xét nghiệm, chẩn đoán sinh học phân tử, trung tâm kiểm nghiệm thuốc; Làm nghiên cứu tại các viện như Viện Pasteur, Viện Vệ sinh dịch tễ, hoặc các đơn vị nghiên cứu thuộc đại học và bệnh viện.

Nông nghiệp công nghệ cao: Phát triển giống cây trồng, vật nuôi ứng dụng công nghệ gen; Ứng dụng vi sinh vật có lợi vào canh tác bền vững; Làm việc trong các trang trại thông minh, công ty nông nghiệp hữu cơ, công ty cung cấp chế phẩm sinh học.

co-linh-3.jpg
Thạc sĩ Dương Nhật Linh cùng sinh viên trong phòng thí nghiệm của trường.

Môi trường: Xử lý ô nhiễm bằng vi sinh, kiểm soát chất lượng nước và đất; Làm việc tại trung tâm phân tích môi trường, công ty tư vấn môi trường, hoặc khu công nghiệp có hệ thống xử lý sinh học.

Thực phẩm: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm chức năng, lên men, bảo quản sinh học; Làm tại nhà máy thực phẩm, công ty kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

Điểm đặc biệt, với sinh viên ngành Công nghệ Sinh học và tính liên ngành thì sự kết hợp Tin sinh học và công nghệ sinh học số: Phân tích dữ liệu gene, lập trình sinh học, trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong y – sinh. Đây là xu hướng mới, cần kỹ năng kết hợp giữa sinh học và công nghệ thông tin.

Ngoài ra, sinh viên có thể làm việc tại viện nghiên cứu, các trường đại học, trung tâm R&D, hoặc tiếp tục học lên thạc sĩ – tiến sĩ để làm giảng viên, nhà khoa học. Tham gia các startup công nghệ sinh học đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam và thế giới.

dai-hoc-mo2.jpg
Theo Thạc sĩ Dương Nhật Linh, nếu sinh viên có đam mê với sinh học và muốn ứng dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đây sẽ là ngành học giúp bạn không chỉ tìm được việc làm, mà còn làm chủ “cuộc chơi công nghệ” trong thế kỷ 21.

Về khả năng tìm việc và “độ kén”, đây là hai nhóm ngành giàu tiềm năng ứng dụng thực tiễn, nhu cầu nhân lực ổn định, đặc biệt trong bối cảnh xã hội quan tâm đến sức khỏe, an toàn thực phẩm, công nghệ xanh, phát triển nông nghiệp hiện đại, và các lĩnh vực y sinh học. Quan trọng hơn, ngành đòi hỏi người học phải chủ động, có tư duy liên ngành, kỹ năng thực hành tốt, và chịu khó cập nhật công nghệ. Với xu hướng toàn cầu hóa, chuyển đổi số, và nhu cầu về sức khỏe – môi trường – thực phẩm an toàn ngày càng tăng, Công nghệ Sinh học là một trong những ngành mũi nhọn của tương lai.

Bạn đọc

Bạn Minh Nhật (Tây Ninh):

Nhà trường có cam kết hỗ trợ việc làm như thế nào để sinh viên có thể tự tin rằng tấm bằng của trường chính là chìa khóa để bắt đầu "làm chủ cuộc chơi" của mình?

Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Tấm bằng của Trường Cao đẳng Đại Việt không chỉ là minh chứng cho kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo, mà còn là một cam kết chất lượng - một “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa việc làm và khẳng định năng lực thực tế trên thị trường lao động.

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn là trường đầu tiên ký cam kết 100% việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Hiện trường đã xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác chiến lược với hơn 100 doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

dieu-duong-dsc00445.jpg
Sinh viên ngành Y dược Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn trong giờ học thực hành.

Điểm đặc biệt là Nhà trường ký cam kết việc làm 100% đúng chuyên ngành ngay từ khi sinh viên vào trường. Việc ký kết này được trường triển khai từ năm 2017 và duy trì đến nay. Sau khi ra trường, sinh viên cứ căn cứ vào hợp đồng này để được nhà trường hỗ trợ tìm việc đúng chuyên ngành. Tuy nhiên, sinh viên cũng phải cam kết là “chú tâm” vào việc học, phải đảm bảo đúng kiến thức, học tập chăm chỉ. Từ đó nhà trường sẽ có đánh giá học lực, kỹ năng mềm, tham gia các hoạt động… để bổ sung cho các bạn sinh viên.

Bên cạnh đó, phía các doanh nghiệp đối tác cũng cam kết tiếp nhận sinh viên thực tập, tạo điều kiện học tập nghề nghiệp trong môi trường làm việc thật và ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đáp ứng chuẩn năng lực.

Trường hợp các bạn sinh viên đến với doanh nghiệp nhưng vẫn còn thiếu một số kinh nghiệm, kiến thức như tiếng Anh, kỹ năng mềm,... nhà trường cũng sẵn sàng đào tạo thêm 6 tháng để bổ sung các kiến thức này cho sinh viên.

Có thể nói, tấm bằng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn là một sự cam kết, một lời hứa về chất lượng đào tạo thực tiễn vượt trội. Trường tự hào rằng mỗi sinh viên khi cầm trên tay tấm bằng của trường đều có thể tự tin: “Đây chính là chìa khóa mở cánh cửa đầu tiên, để tôi bắt đầu làm chủ cuộc chơi của chính mình”.

Và đó cũng chính là sứ mệnh và cam kết bền vững của Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đối với từng người học, gia đình và xã hội.

ThS Lê Thị Bích Thảo nói về chính sách cam kết đầu ra việc làm với sinh viên của Trường.
Bạn đọc

Bạn Trần Trọng Mạnh:

Thay vì con đường đại học, việc chọn học cao đẳng và đi làm sớm có phải là một cách "đi tắt đón đầu" thông minh để các bạn trẻ nhanh chóng "làm chủ" sự nghiệp và tài chính của mình không?

Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Là một nhà giáo dục, tôi khẳng định: Câu trả lời là “có” – nếu người học hiểu rõ bản thân và chọn đúng hướng đi. “Đi tắt đón đầu” không có nghĩa là né tránh học thuật hay giảm giá trị tri thức, mà là một sự lựa chọn thực tế, đúng thời điểm, đúng khả năng và hướng vào thị trường lao động đang khát nhân lực có kỹ năng thực hành.

Hiện nay, có thể với bậc phụ huynh thì vẫn thích con mình học ĐH, nhưng với các bạn trẻ thì sẽ chọn ngành mình thích, trường mình thích và thích đi làm sớm. Hiện nay, nhiều trường CĐ chỉ cần 2,5 năm đã có thể đi làm, đây là một hướng đi thông minh.

Đặc biệt, ở các trường CĐ thì đa số sau khi tốt nghiệp đã có việc làm nhờ được đào tạo kỹ năng thực hành nhiều, trong khi bậc đại học thì có yếu tố hàn lâm hơn. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp có nhu cầu thì sẽ tuyển dụng thuận lợi hơn. Phải lưu ý, không phải học CĐ thì sẽ ra trường chỉ làm ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân... Nếu học tốt và có kỹ năng tốt, các bạn có thể làm việc ở nhiều tập đoàn lớn, thậm chí là các công ty đa quốc gia.

dscf0785.jpg
Sinh viên khoa Công nghệ Ô tô trình bày đồ án tốt nghiệp.

Cần lưu ý, trong giáo dục hiện đại, khái niệm “học thuật” và “thực hành” không đối lập, mà song hành. Người học cao đẳng có thể: Học ít thời gian hơn, ra trường sớm hơn, bắt đầu làm việc sớm hơn; không “đợi 4,5 năm để học làm việc”, mà học bằng làm việc từ những học kỳ đầu; tự chủ tài chính sớm, giảm gánh nặng cho gia đình, và có cơ hội tích lũy kinh nghiệm thực tế vượt trội.

img-6928.jpg
Sinh viên khoa Công nghệ Ô tô trong giờ thực hành sữa chữa.

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn luôn đồng hành với các bạn trẻ trong lựa chọn học tập đúng đắn, phù hợp với bối cảnh kinh tế – xã hội hiện đại. Chúng tôi không thuyết phục ai bỏ đại học. Nhưng chúng tôi muốn nói rằng: Học cao đẳng – đi làm sớm – tích lũy kinh nghiệm – và phát triển nghề nghiệp bền vững là một con đường sáng, thông minh, hiệu quả.

Bạn đọc

Bạn Duy Huy:

Học tại một trường "Mở" giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tự học và tự quản lý – những yếu tố cực kỳ quan trọng để "làm chủ" công việc trong ngành công nghệ vốn luôn thay đổi – như thế nào?

Thạc sĩ Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM

Thạc sĩ Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM

Trường Đại học Mở TPHCM hoạt động theo triết lý “mở” – tức là mở ra cơ hội học tập cho mọi người, ở mọi nơi, mọi thời điểm, đồng thời khuyến khích người học phát triển năng lực tự học, tự chủ và học tập suốt đời. Đặc biệt với các ngành công nghệ – vốn luôn thay đổi nhanh chóng – thì khả năng tự học và tự quản lý thời gian, tiến độ, kiến thức là yếu tố sống còn.

Chẳng hạn, sinh viên có thể học trên nền tảng trực tuyến hiện đại với kho học liệu mở, video, bài tập tình huống thực tế. Làm việc nhóm theo dự án, tham gia seminar, giải quyết các bài toán công nghệ thực tế – từ đó phát triển tư duy phản biện, kỹ năng quản lý thời gian và công việc. Được giảng viên hướng dẫn như người “đồng hành” – gợi mở, định hướng – thay vì chỉ “truyền đạt”.

dai-hoc-mo33.jpg
Theo Thạc sĩ Dương Nhật Linh, chương trình đào tạo của trường được thiết kế theo hướng giúp sinh viên chủ động tiếp cận kiến thức thay vì chỉ thụ động tiếp nhận.

Chính trong môi trường đó, sinh viên được rèn luyện tính kỷ luật tự thân, tinh thần tự chịu trách nhiệm với việc học và phát triển bản thân – những kỹ năng cực kỳ quan trọng để làm chủ công việc sau này, nhất là trong lĩnh vực công nghệ, nơi kiến thức và kỹ năng liên tục đổi mới.

Đây cũng chính là điểm mạnh giúp sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại học Mở TPHCM không chỉ có kiến thức, mà còn có năng lực tự học và thích nghi suốt đời, để dẫn dắt và làm chủ “cuộc chơi công nghệ”.

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Bình:

Bằng cấp của VGU được công nhận quốc tế mang lại lợi thế cụ thể ra sao cho sinh viên khi tham gia vào "cuộc chơi" nhân sự chất lượng cao trên toàn cầu?

PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải, Trường Đại học Việt Đức

PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải, Trường Đại học Việt Đức

Bằng cấp của Trường ĐH Việt Đức (VGU) được công nhận quốc tế bởi môi trường và chất lượng đào tạo được xây dựng theo tiêu chuẩn ĐH Đức. Toàn bộ các chương trình đào tạo được du nhập từ các trường ĐH đối tác Đức và đồng thời được kiểm định quốc tế (ASIIN, ACQUIN, DAAD, EHEA...). Điều này mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh rõ rệt cho sinh viên khi bước vào “cuộc chơi” nhân sự chất lượng cao toàn cầu.

Cụ thể, bằng cấp của VGU được công nhận rộng rãi tại châu Âu và các nước phát triển. Nhiều chương trình tại VGU cấp bằng kép: một bằng của VGU và một bằng từ ĐH đối tác Đức. Nhờ tuân thủ chuẩn Bologna Châu Âu, sinh viên dễ dàng nộp hồ sơ học thạc sĩ/tiến sĩ tại Đức, EU, Mỹ, Canada… Sinh viên được miễn công nhận bằng khi du học hoặc xin việc quốc tế.

vgu-chon-1.jpg
Sinh viên Trường ĐH Việt Đức được học tập trong môi trường quốc tế.

Bằng cấp của trường được tín nhiệm cao từ các nhà tuyển dụng toàn cầu thể hiện qua việc sinh viên được đào tạo bằng tiếng Anh, theo chuẩn công nghiệp và nghiên cứu hiện đại. Trong quá trình học tập sinh viên có trải nghiệm học, thực tập thực tế với môi trường công nghệ Đức. Đây là cơ sở giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao sinh viên VGU vì vừa có kiến thức vững, vừa có kỹ năng toàn cầu.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp tại VGU sẵn sàng tham gia các chương trình nhân tài quốc tế. Cụ thể, bằng cấp của VGU giúp sinh viên đủ điều kiện nộp hồ sơ vào các chương trình như DAAD (Đức), Erasmus+ (EU), Fulbright (Mỹ)… Các học bổng nghiên cứu, thực tập sinh kỹ thuật, hoặc chương trình “fast-track” của các tập đoàn lớn.

vgu-chon-2.jpg
Sinh viên trường ĐH Việt Đức sau khi tốt nghiệp được công nhận bằng cấp trên toàn thế giới.

Các bạn sinh viên có thể tham gia và làm chủ các dự án công nghệ quy mô quốc tế để làm việc trong các nhóm dự án xuyên quốc gia và tự tin ứng tuyển vị trí R&D, kỹ sư thiết kế, data engineer… tại các công ty công nghệ toàn cầu như Bosch, Siemens, Intel, BMW, SAP…

Với bằng cấp quốc tế, sinh viên VGU không chỉ “tìm được việc tốt”, mà còn có khả năng “tự chọn tương lai” – học tiếp, làm việc tại nước ngoài, hoặc khởi nghiệp công nghệ với tầm nhìn toàn cầu.

Bạn đọc

Bạn Minh Trường:

Trong bối cảnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hiện nay, ngành Công nghệ Sinh học đang có những xu hướng phát triển mới nào?

Thạc sĩ Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM

Thạc sĩ Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM

Ngày nay, Công nghệ Sinh học (CNSH) trong xu hướng hiện nay đang “bắt tay” sâu sắc với công nghệ số như AI, dữ liệu lớn (Big Data) cảm biến, robot, phần mềm... để phục vụ nhiều lĩnh vực như nông nghiệp sạch, công nghệ thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, xử lý môi trường.

Một số xu hướng nổi bật hiện nay là kết hợp CNSH với công nghệ hiện đại: Dùng AI và dữ liệu lớn để phân tích gene, vi sinh vật, thiết kế vaccine, thuốc, enzyme. Nhiều quy trình thí nghiệm được tự động hóa bằng robot, cảm biến và phần mềm.

Tạo vi sinh vật “theo yêu cầu”: Thiết kế vi sinh vật có khả năng sản xuất phân bón sinh học, biofuel, vật liệu phân hủy sinh học, thuốc, hoặc giúp xử lý nước thải, rác độc hại.

co-linh-1.jpg
Thạc sĩ Dương Nhật Linh cùng các sinh viên của mình trong một hoạt động nghiên cứu khoa học.

Góp phần vào phát triển bền vững và giảm phát thải: Ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác hữu cơ, cải tạo đất, giảm phát thải CH₄ và N₂O trong nông nghiệp – hướng đến Net Zero 2050 và các mục tiêu SDGs.

Nông nghiệp thông minh – không hóa chất: Dùng vi sinh thay phân thuốc, ủ compost, giảm ô nhiễm đất nước. Ví dụ: Dự án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ĐBSCL, chăn nuôi giảm mùi, khí độc nhờ vi sinh.

Giám sát bằng AI và cảm biến: Phát hiện sớm sâu bệnh, thiếu chất; theo dõi quá trình nuôi cấy, lên men; quét QR-code để truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Ứng dụng trong y tế, thực phẩm và môi trường: Sản xuất probiotic, enzyme, vaccine, vật liệu thân thiện môi trường. Vi sinh vật giúp phân hủy rác thải, làm sạch đất, nước.

Cơ hội khởi nghiệp từ phòng lab: Nhiều bạn trẻ biến ý tưởng CNSH thành startup thực phẩm xanh, vật liệu sinh học, nông nghiệp tuần hoàn, với sự hỗ trợ từ trường – doanh nghiệp – nhà nước.

Bạn đọc

Bạn Lê Thị Ngọc:

Thời lượng thực hành, thực tập tại doanh nghiệp trong chương trình học chiếm tỷ trọng ra sao và nhà trường đảm bảo hiệu quả của quá trình này như thế nào?

Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Nhà trường đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, nội dung giảng dạy được xây dựng theo nhu cầu của xã hội, lấy người học làm trung tâm. Các chương trình chuyên ngành cung cấp các kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động thuộc các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.

5-trai-nghiem-kinh-te-11.jpg
Sinh viên ngành Du lịch - Khách sạn Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn trong giờ thực hành.

Phương pháp đào tạo chú trọng xây dựng kiến thức cơ bản và nền tảng vững chắc; kết hợp trải nghiệm thực tế, thực tập tại doanh nghiệp; đặc biệt các học phần và hoạt động thực hành tạo sản phẩm có tính ứng dụng. Chương trình đào tạo tập trung hơn 70% thực hành.

Như vậy, trung bình 2/3 thời lượng chương trình học là học thông qua thực hành, thực tập – nghĩa là sinh viên đang học bằng chính việc làm nghề, giúp sinh viên nắm vững kỹ năng thực tế ngay khi còn trên ghế nhà trường.

Bên cạnh đó, sinh viên tại trường có giáo viên hướng dẫn, có phòng Lab thực hành, được “cầm tay chỉ việc”. Khi các bạn sinh viên quen dần thì giáo viên sẽ đánh giá sinh viên đạt tiêu chuẩn đến đâu, từ đó bổ sung thêm kỹ năng, kiến thức cho sinh viên để giúp các bạn hoàn thiện kỹ năng, đảm bảo yếu tố cốt lõi về sự nghiệp trong tương lai.

Bạn đọc

Bạn Diễm Ngân:

Chương trình học và môi trường học thuật tại VGU có điểm gì khác biệt (ví dụ: ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy, dự án nghiên cứu) để giúp sinh viên hình thành tư duy toàn cầu?

PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải, Trường Đại học Việt Đức

PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải, Trường Đại học Việt Đức

Những điểm đặc biệt khi sinh viên theo học tại Trường ĐH Việt Đức (VGU). Thứ nhất: Ngôn ngữ giảng dạy 100% bằng tiếng Anh với toàn bộ chương trình giảng dạy đều bằng tiếng Anh. Sinh viên làm bài, thuyết trình, viết báo cáo kỹ thuật hoàn toàn bằng tiếng Anh – chuẩn bị sẵn sàng cho môi trường làm việc quốc tế.

Thứ 2: Chương trình đào tạo chuẩn Đức khi trường hợp tác với 30 trường ĐH đối tác của Đức, bao gồm các trường trong nhóm TU9 (9 trường ĐH kỹ thuật - công nghệ hành đầu của Đức), các trường ĐH khoa học ứng dựng. Sinh viên học theo giáo trình, tiêu chuẩn kiểm tra và thẩm định chất lượng từ Đức và Châu Âu. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể nhận bằng kép: bằng do VGU cấp và bằng từ đại học đối tác Đức (tùy chương trình). Bằng cấp VGU được quốc tế công nhận.

vgu-chon-6.jpg
Trường ĐH Việt Đức có quan hệ hợp tác với nhiều trường ĐH tại Đức.

Thứ 3: Phương pháp giảng dạy theo định hướng thực hành và nghiên cứu. Chú trọng học theo dự án (project-based learning), thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề thực tế. Nhiều môn học gắn trực tiếp với các bài toán công nghiệp, kỹ thuật hiện đại. Nội dung các môn học chuyên ngành được cập nhật từ kết quả các dự án nghiên cứu khoa học và dự án hợp tác công nghiệp.

Thứ 4: Cơ hội nghiên cứu và kết nối với ngành công nghiệp. Sinh viên có thể tham gia các dự án nghiên cứu khoa học ngay từ năm 2-3, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Việt Nam và Đức. VGU có Trung tâm nghiên Quan hệ doanh nghiệp và chuyển giao công ngệ (IRC-TT) là cầu nối chặt chẽ với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trường có chương trình thực tập công nghiệp, học kỳ trao đổi, hoặc tốt nghiệp tại Đức.

Thứ 5: Môi trường quốc tế, đa văn hóa. Giảng viên đến từ nhiều quốc gia (Đức, Việt Nam, châu Âu, Mỹ...), tạo môi trường đa chiều và toàn cầu. Sinh viên được rèn luyện kỹ năng mềm: làm việc nhóm, giao tiếp đa văn hóa, thuyết trình trước hội đồng quốc tế.

Bạn đọc

Bạn Hoàng Thanh:

Cơ hội học tập chuyển tiếp tại Đức hoặc thực tập tại các tập đoàn công nghệ của Đức mang lại cho sinh viên những kinh nghiệm quý báu nào để "làm chủ" công nghệ và sự nghiệp?

PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải, Trường Đại học Việt Đức

PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải, Trường Đại học Việt Đức

Khi học tại Trường ĐH Việt Đức, sinh viên được trải nghiệm môi trường công nghệ chuẩn châu Âu. Sinh viên được tiếp cận trực tiếp với công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất tự động, giải pháp AI, Công nghiệp 4.0 tại các tập đoàn như Siemens, Bosch, BMW, SAP… Nhờ vậy, sinh viên hiểu cách công nghệ được triển khai thực tế từ thiết kế, thử nghiệm đến vận hành, giúp hình thành tư duy hệ thống, logic và tối ưu.

vgu-chon-4.jpg
Khuôn viên hiện đại của Trường ĐH Việt Đức.

Tiếp đến, sinh viên được rèn luyện tư duy kỹ sư Đức, đó là chính xác, kỷ luật, hiệu quả. Làm việc hoặc học tập trong môi trường chuyên nghiệp giúp sinh viên phát triển kỹ năng quản lý thời gian, tiến độ, quy trình chất lượng. Các bạn được quen với văn hóa làm việc “kỹ sư Đức” như tính chính xác, tự chủ, giải quyết vấn đề rõ ràng và minh bạch.

Sinh viên được nâng cao kỹ năng mềm trong môi trường toàn cầu bằng việc giao tiếp, làm việc nhóm và thuyết trình bằng tiếng Anh (hoặc tiếng Đức, ngoại ngữ thứ 2 tại trường). Sinh viên được học cách thích nghi và hợp tác trong môi trường đa văn hóa – một yêu cầu thiết yếu của các công ty đa quốc gia.

vgu-4.jpg
Phòng lab nghiên cứu tại Trường ĐH Việt Đức.

Về cơ hội kết nối và mở rộng mạng lưới nghề nghiệp, sinh viên Trường ĐH Việt Đức sẽ thực tập và học tại Đức là cơ hội xây dựng hồ sơ cá nhân nổi bật, dễ dàng xin học bổng Thạc sĩ, hoặc được giữ lại làm việc. Các bạn có cơ hội được giới thiệu vào các chương trình tuyển dụng kỹ sư quốc tế, hoặc vào các vị trí nghiên cứu, phát triển sản phẩm tại Đức và châu Âu.

Cuối cùng, khi học tại Trường ĐH Việt Đức, sinh viên được rèn tư duy đổi mới và khả năng lãnh đạo công nghệ. Nhờ học hỏi các mô hình R&D, startup công nghệ, sinh viên có thể trở thành người tiên phong áp dụng công nghệ mới tại Việt Nam, tự tin khởi nghiệp hoặc dẫn dắt dự án kỹ thuật có tầm quốc tế.

Bạn đọc

Bạn Nam Uyên:

Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng có được tham gia nghiên cứu khoa học hoặc các dự án ứng dụng thực tế trong quá trình học không?

Thạc sĩ Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM

Thạc sĩ Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM

Không chỉ có mà tại Trường Đại học Mở TPHCM, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên luôn được chú trọng. Sinh viên các ngành Công nghệ tại Trường Đại học Mở TPHCM – như Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thông tin hay Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng – được khuyến khích và hỗ trợ rất tích cực để tham gia nghiên cứu khoa học và các dự án ứng dụng thực tiễn ngay từ năm hai, năm ba.

Hằng năm, nhà trường tổ chức Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học cấp khoa và cấp trường, chọn lọc những đề tài chất lượng cao để gửi tham dự cấp Bộ, thành phố, và các hội thảo học thuật quốc gia.

dai-hoc-mo3.jpg
Thạc sĩ Dương Nhật Linh.

Đặc biệt, sinh viên Trường Đại học Mở TPHCM nhiều năm liền đạt thành tích cao trong Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Euréka – một giải thưởng uy tín do Bộ GD&ĐT, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Trong 5 năm gần đây, sinh viên Đại học Mở TPHCM thường xuyên đạt giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ngoài ra, sinh viên còn được giảng viên hướng dẫn tham gia đề tài nghiên cứu cấp trường, hợp tác với doanh nghiệp, hoặc làm đề tài thực tế ngay trong học phần chuyên ngành. Nhờ đó, các bạn có cơ hội tiếp cận môi trường làm việc thực tế, học cách xây dựng đề tài, xử lý dữ liệu, thuyết trình và công bố kết quả – những kỹ năng rất cần thiết trong lĩnh vực công nghệ.

Với môi trường cởi mở, hỗ trợ nghiên cứu tốt, sinh viên của trường không chỉ được học mà còn được “thử sức – làm thật – sáng tạo” từ rất sớm, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp sau này.

ThS Dương Nhật Linh chia sẻ thêm thông tin về các hoạt động nghiên cứu của Trường tại buổi giao lưu
Bạn đọc

Bạn Thúy Quỳnh (Vũng Tàu):

Đối với một trường đào tạo nghề luôn chú trọng đến thực hành và thực tập. Vậy nhà trường có giải pháp nào đảm bảo hiệu quả quá trình thực hành - thực tập cho sinh viên?

Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Hiệu quả không đến từ thời lượng nhiều hay ít – mà từ cách tổ chức bài bản, kiểm soát chất lượng, và hỗ trợ sinh viên học được đúng điều doanh nghiệp cần. Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đã triển khai các giải pháp cụ thể như sau:

Đầu tiên, cần chuẩn hóa chương trình thực hành - thực tập theo vị trí việc làm. Mỗi môn học thực hành đều được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra của doanh nghiệp. Thực tập không phải là “ra doanh nghiệp rồi tùy nghi”, mà có kế hoạch công việc rõ ràng, mục tiêu kỹ năng cụ thể, bảng đánh giá chi tiết…

img-2277.jpg
Sinh viên ngành Du lịch - Khách sạn Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn trong chuyến tham quan, trải nghiệm thực tế.

Tiếp đó là việc nhà trường có ký kết hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp – tạo thành hệ sinh thái đào tạo kép. Doanh nghiệp tham gia từ khâu thiết kế chương trình, giảng dạy, đến đánh giá kết quả học tập. Nhà trường ký biên bản hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp lớn. Tại đây, sinh viên có thể thực tập có lương, và được doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng nếu hoàn thành tốt.

Cuối cùng là nhà trường cử giảng viên làm “cán bộ hỗ trợ tại doanh nghiệp”. Mỗi đợt thực tập đều có giảng viên phụ trách theo dõi tiến độ, kết nối giữa sinh viên và người hướng dẫn trong doanh nghiệp. Các vấn đề phát sinh trong thực tập được xử lý nhanh chóng, đồng thời giúp sinh viên rút ra được bài học nghề nghiệp thực tế.

Hiện nay, tại Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, sinh viên có 4 học kỳ được thực hành, thực tập nên đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động cũng như nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Với kỹ năng nghề nghiệp, tại Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn thiết kế chương trình học tập với hơn 70% là thực hành nên sẽ tiếp cận được với kiến thức thực tế, kỹ năng thực hành.

Ngay từ năm 1, sinh viên đã được đi tham quan doanh nghiệp, từ năm 2 trở đi sinh viên được thực hành trên phòng Lab hiện đại, các phòng thực hành tiên tiến của nhà trường, và từ năm 3 sinh viên sẽ được đi thực hành tại các doanh nghiệp.

Tại quá trình thực hành tại các doanh nghiệp, phía doanh nghiệp sẽ quan sát và góp ý kiến với nhà trường để bổ sung thêm kiến thức cho sinh viên, bổ sung các học phần và kỹ năng cần thiết mà doanh nghiệp cần. Từ đó, sinh viên ra trường hoàn toàn có thể tự tin khi ra trường và tham gia thị trường lao động.

ThS Lê Thị Bích Thảo chia sẻ về các giải pháp đào tạo của Trường nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Bạn đọc

Bạn Tuấn Tài:

Theo trường, một người trẻ vừa am hiểu công nghệ, vừa có tư duy tài chính-marketing sẽ có những lợi thế vượt trội nào để "làm chủ" sự nghiệp trong tương lai?

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing

Trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, nhà trường nhận định rằng một người trẻ sở hữu đồng thời năng lực công nghệ và tư duy tài chính – marketing sẽ có lợi thế cạnh tranh vượt trội để làm chủ sự nghiệp của mình.

Thứ nhất, am hiểu công nghệ giúp người học thích ứng nhanh với các nền tảng số, khai thác hiệu quả dữ liệu, tự động hóa quy trình làm việc và ứng dụng các công cụ mới như AI, blockchain, Big Data trong hoạt động kinh doanh. Đây là năng lực thiết yếu trong mọi ngành nghề hiện đại.

Thứ hai, tư duy về tài chính, marketing mang lại khả năng nhìn nhận thị trường, phân tích hành vi tiêu dùng, hoạch định chiến lược kinh doanh và tối ưu hóa nguồn lực. Khi kết hợp với nền tảng công nghệ, người trẻ có thể đưa ra quyết định nhanh, chính xác và mang tính đột phá.

ufm-tu-van-tuyen-sinh-6.jpg
Sinh viên được trang bị song song nhiều kiến thức và kỹ năng khi tham gia học tập tại trường.

Quan trọng hơn, sự kết hợp này không chỉ giúp họ đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, mà còn tạo tiền đề để khởi nghiệp sáng tạo, xây dựng các mô hình kinh doanh mới trong kỷ nguyên số.

Với xu thế đa ngành và chuyển đổi số toàn diện như hiện nay, nhà trường tin rằng sinh viên được trang bị song song hai yếu tố này sẽ trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng nắm bắt cơ hội và làm chủ hành trình nghề nghiệp của chính mình.

ThS Kim Phụng trả lời các câu hỏi từ bạn đọc.
Bạn đọc

Bạn Linh Đan:

Đâu là những ngành học "lai" giữa Công nghệ và Kinh tế đang là thế mạnh của trường để giúp sinh viên đón đầu xu hướng?

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing

Nhà trường đang phát triển nhiều ngành học mang tính liên ngành như Marketing, Công nghệ Tài chính, Toán Kinh tế, và đặc biệt là Khoa học Dữ liệu - một ngành đang được các doanh nghiệp rất quan tâm để đón đầu xu thế Dữ liệu lớn (Big Data).

Để xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm hay doanh nghiệp, chúng ta cần nghiên cứu hành vi người tiêu dùng và thị trường. Trước đây, các công việc này được thao tác thủ công, nhưng giờ đây đã có các phần mềm chạy toàn bộ hệ thống dữ liệu. Ngành Khoa học Dữ liệu giúp người học có khả năng phân tích, chắt lọc những dữ liệu cần thiết nhất để đáp ứng chiến lược đề ra. Trong môi trường dữ liệu vô hạn, việc biết cách tìm ra nguồn dữ liệu tối ưu là thế mạnh cốt lõi.

ThS Kim Phụng chia sẻ tại chương trình.

Đối với khối ngành kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp đều có chiến lược phát triển từ 3-5 năm, và nhà trường mở ra nhiều ngành nghề mới để đáp ứng nhu cầu nhân sự của họ. Riêng ngành Khoa học Dữ liệu, chúng tôi mời nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo. Với lợi thế kết nối, nhà trường có thể lấy ý kiến doanh nghiệp 1-2 năm một lần để điều chỉnh chương trình đào tạo, từ chuẩn đầu vào đến đầu ra, sao cho phù hợp nhất với từng vị trí việc làm.

Tất cả các ngành học tại trường đều được trang bị phòng mô phỏng và phần mềm ứng dụng để thích ứng với kỷ nguyên số. Sinh viên được đào tạo tại các phòng mô phỏng với phần mềm vận hành tài chính, ngân hàng chuyên dụng. Ngay cả chuyên ngành Thương mại Quốc tế, các nghiệp vụ về hợp đồng, sổ sách cũng được hỗ trợ bởi hệ thống phần mềm. Điều này càng quan trọng khi TPHCM đang trở thành trung tâm tài chính trọng điểm và lĩnh vực logistics số sẽ phát triển mạnh mẽ.

Nhà trường giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với doanh nghiệp thông qua các chuyến tham quan thực tế và các kỳ thực tập tốt nghiệp, nơi sinh viên được tham gia vào doanh nghiệp như một nhân viên thực thụ.

Về nghiên cứu khoa học, chúng tôi sắp mở ra Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và luôn khuyến khích sinh viên xây dựng đề tài nghiên cứu, kết hợp với doanh nghiệp. Điều này giúp các em phát huy năng lực bản thân và trang bị khối kiến thức vững chắc để phát triển sự nghiệp hoặc học lên các trình độ cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Bạn đọc

Bạn Phương Lan:

Nhà trường đã phát huy những thế mạnh gì trong việc kết nối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực ngành nghề đào tạo của Trường nhằm hỗ trợ sinh viên được trải nghiệm thực tiễn, tham gia các dự án thực chiến và định hướng nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường?

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing

Với định hướng đào tạo gắn liền với thực tiễn, Trường ĐH Tài chính – Marketing luôn xác định việc kết nối với doanh nghiệp là một trong những thế mạnh trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo và hỗ trợ sinh viên toàn diện.

Nhà trường đã thiết lập mạng lưới hợp tác sâu rộng với hàng trăm doanh nghiệp đối tác chiến lược trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, tài chính – ngân hàng, marketing, thương mại điện tử, logistics…

ufm-tu-van-tuyen-sinh-4.jpg
Ngày hội tư vấn tuyển sinh.

Thông qua các thỏa thuận hợp tác, sinh viên không chỉ được tham gia các chương trình thực tập, kiến tập mà còn có cơ hội trải nghiệm thực tế qua các dự án công nghệ, case study thực chiến do doanh nghiệp trực tiếp triển khai.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn tham gia giảng dạy cùng nhà trường trong vai trò mentor, chuyên gia cố vấn, góp phần định hướng nghề nghiệp, truyền cảm hứng và trang bị kỹ năng nghề nghiệp sát với nhu cầu thị trường lao động.

Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các hoạt động như ngày hội việc làm, talkshow nghề nghiệp, các chương trình đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng phỏng vấn, CV... với sự đồng hành của doanh nghiệp, góp phần kết nối sinh viên với cơ hội việc làm ngay từ khi còn đang học.

ThS Nguyễn Thị Kim Phụng chia sẻ thêm thông tin với phụ huynh, học sinh.
Bạn đọc

Bạn Ngô Chuyên:

Sinh viên học công nghệ tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh có được tiếp cận với các phòng lab, studio, hay hệ thống thực hành hiện đại như thế nào?

Thạc sĩ Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM

Thạc sĩ Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM

Sinh viên theo học các khối ngành công nghệ tại Trường Đại học Mở TPHCM hoàn toàn được tiếp cận với hệ thống phòng lab, xưởng thực hành và studio hiện đại, được đầu tư phù hợp với từng chuyên ngành.

Chẳng hạn, với các ngành thuộc Khoa Công nghệ Thông tin tại Trường ĐH Mở TPHCM sinh viên được học tập và thực hành trong hệ thống phòng máy hiện đại, đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuyên môn. Các phòng máy đều được trang bị máy tính cấu hình cao, cài đặt sẵn các phần mềm phục vụ lập trình, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, thiết kế web, an ninh mạng và các công nghệ mới khác, giúp sinh viên dễ dàng thực hành và triển khai dự án ngay trên lớp.

Hiện nay, Khoa Công nghệ Thông tin có tổng cộng 9 phòng thực hành, đảm bảo phục vụ hiệu quả cho các học phần kỹ thuật, thực hành và đồ án. Bên cạnh đó, khoa còn sở hữu Phòng Thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo với cấu hình máy tính rất mạnh, chuyên phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các dự án liên quan đến trí tuệ nhân tạo, học máy và xử lý dữ liệu lớn...

z6798238574744-b34b63873f5233f883005a7ec0bdd9fb.jpg
Sinh viên Trường Đại học Mở TPHCM. Ảnh: OU

Với ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, sinh viên được thực hành trong phòng thí nghiệm kết cấu, trắc địa, địa kỹ thuật, vật liệu xây dựng, cơ chất lỏng có đầy đủ thiết bị đo đạc và mô phỏng công trình.

Với Ngành Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm với hệ thống 10 phòng thí nghiệm được đầu tư hiện đại, đồng bộ và 01 nhà lưới phục vụ nghiên cứu, thực nghiệm. Tận dụng nguồn lực là các phòng Lab hiện đại, khoa Công nghệ Sinh học nỗ lực và tiếp tục phát triển các nghiên cứu ứng dụng, tạo sản phẩm thiết thực và hợp tác với doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ.

Đặc biệt, các phòng thực hành đều được sắp xếp theo hướng ứng dụng – tích hợp – liên ngành, giúp sinh viên vừa học lý thuyết, vừa triển khai dự án và làm quen với môi trường làm việc thực tế ngay từ trên ghế nhà trường.

ThS Dương Nhật Linh chia sẻ với học sinh, phụ huynh.
Bạn đọc

Bạn Trúc Nhi:

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, chương trình đào tạo của nhà trường chú trọng như thế nào đến việc trang bị cho sinh viên kỹ năng phân tích dữ liệu và ứng dụng công nghệ – đặc biệt là AI – trong lĩnh vực tài chính, marketing và quản trị, nhằm hỗ trợ ra quyết định kinh doanh hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing

Trường đã từng bước cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tích hợp công nghệ số vào các học phần chuyên ngành.

ufm-tu-van-tuyen-sinh.jpg
Nhà trường hợp tác doanh nghiệp tổ chức các buổi đào tạo thực tiễn.

Từ định hướng "đào tạo gắn với thực tiễn", Trường mong muốn sinh viên không chỉ có nền tảng chuyên môn vững chắc, mà còn sở hữu tư duy phân tích, khả năng ứng dụng công nghệ và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách thông minh – để từng bước làm chủ cuộc chơi trong kỷ nguyên số.

7dac8db44d5bfb05a24a.jpg
ThS Nguyễn Thị Kim Phụng.

Trường tăng cường hợp tác với doanh nghiệp và tổ chức nghề nghiệp để tổ chức các buổi đào tạo thực tiễn, giúp sinh viên làm quen với công cụ và quy trình ra quyết định dựa trên dữ liệu trong môi trường làm việc thực tế.

Bạn đọc

Bạn Long Tâm:

Với mô hình đào tạo chuẩn Đức, Trường ĐH Việt Đức định nghĩa như thế nào về một kỹ sư công nghệ đạt chuẩn quốc tế, có khả năng "làm chủ cuộc chơi" ở bất kỳ đâu trên thế giới?

PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải, Trường Đại học Việt Đức

PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải, Trường Đại học Việt Đức

Với một kỹ sư công nghệ đạt chuẩn quốc tế cần có kiến thức vững chắc và thực tiễn cao. Sinh viên được học theo chương trình kỹ thuật của các đại học hàng đầu Đức, cập nhật, bài bản và gắn với thực tế công nghiệp.

pgs-tuan.jpg
PGS.TS Vũ Anh Tuấn.

Ngoài ra, những kỹ sư này cần có tư duy đổi mới và giải quyết vấn đề. Tại VGU sẽ đào tạo sinh viên biết phân tích sâu, thiết kế và tối ưu hệ thống công nghệ, với khả năng đổi mới sáng tạo và tư duy phản biện độc lập.

Sinh viên phải sử dụng tiếng Anh thành thạo, làm việc hiệu quả trong môi trường đa văn hóa, biết giao tiếp, trình bày và quản lý dự án chuyên nghiệp để trở thành kỹ sư làm việc trong môi trường toàn cầu.

Tiếp đến, kỹ sư cần có khả năng thích nghi và làm chủ sân chơi toàn cầu. Nhờ tiếp cận sớm môi trường doanh nghiệp, nghiên cứu, và trải nghiệm quốc tế, kỹ sư VGU có thể hội nhập nhanh, làm việc tốt tại bất cứ đâu, thậm chí dẫn dắt hoặc tạo ra cuộc chơi mới.

vgu-chon-5.jpg
Sinh viên Trường ĐH Việt Đức tại phòng nghiên cứu của trường. Ảnh: VGU.

Do đó, kỹ sư VGU là người hội đủ năng lực chuyên môn, tư duy toàn cầu và hành động thực tiễn – không chỉ giỏi làm, mà còn biết dẫn đầu và tạo khác biệt.

Bạn đọc

Bạn Minh Anh:

Thưa Quý trường, triết lý "Mở" của trường đã tạo ra những cơ hội học tập công nghệ linh hoạt như thế nào để nhiều đối tượng người học hơn có thể tham gia và "làm chủ cuộc chơi" này?

Thạc sĩ Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM

Thạc sĩ Dương Nhật Linh - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM

Triết lý “Mở” của trường không chỉ là tên gọi mà còn là định hướng xuyên suốt mọi hoạt động giáo dục của nhà trường: Cởi mở trong tư duy, phương pháp dạy - học, công nghệ và cơ hội tiếp cận tri thức cho mọi người, Chương trình đào tạo linh hoạt về thời gian và phương thức học tập:

OU phát triển mạnh mẽ hình thức đào tạo từ xa, trực tuyến (E-learning), giúp người học chủ động về thời gian, không gian và tiến độ học. Người đi làm, sinh viên ở xa, hoặc những người có hoàn cảnh đặc biệt đều có thể tham gia học tập một cách thuận tiện.

dai-hoc-mo.jpg
ThS Dương Nhật Linh, Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở TPHCM, Trường ĐH Mở TPHCM (OU).

Các chương trình học được phân chia theo, tín chỉ, cho phép người học tùy chọn lộ trình học phù hợp với năng lực và hoàn cảnh cá nhân.

Tiếp cận công nghệ hiện đại, dễ sử dụng:

Trường đầu tư vào nền tảng học trực tuyến tiên tiến, tích hợp các phần mềm quản lý học tập (LMS), kho học liệu mở, thư viện số, video bài giảng… giúp bất kỳ ai cũng có thể truy cập và học hỏi dễ dàng.

Các hỗ trợ công nghệ đảm bảo người học không bị “lạc hậu” trong thế giới số: hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng nền tảng, tài liệu tự học,… Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cho nhiều nhóm đối tượng: Không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, vị trí địa lý… bất kỳ ai cũng có cơ hội trở thành sinh viên, nâng cao trình độ và bằng cấp thông qua các chương trình liên thông, vừa học vừa làm, đào tạo ngắn hạn.

Trường luôn cập nhật nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội, thị trường lao động và cá nhân hóa lộ trình học tập. Khuyến khích người học làm chủ tri thức và kỹ năng: Triết lý “Học mở” khuyến khích tư duy tự học, chủ động khám phá, sáng tạo và làm chủ các công cụ, nền tảng công nghệ mới.

Người học được tự chọn môn học, ngành học, phương pháp học phù hợp, từ đó thực sự làm chủ “cuộc chơi học thuật” của bản thân. Tóm lại, nhờ triết lý “Mở”, Trường Đại học Mở TPHCM xây dựng môi trường học tập công nghệ linh hoạt, bình đẳng, thúc đẩy mọi cá nhân dù hoàn cảnh khác nhau đều có thể truy cập, tham gia, phát triển tri thức, bắt nhịp với thời đại, và “làm chủ cuộc chơi” giáo dục – công nghệ của chính mình.

Bạn đọc

Bạn Ngọc Hân (tỉnh Lâm Đồng):

Chương trình đào tạo các ngành công nghệ của trường tập trung vào những kỹ năng thực tiễn, "cầm tay chỉ việc" nào mà doanh nghiệp đang cần nhất hiện nay?

Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

co-thao.jpg
ThS Lê Thị Bích Thảo.

Tùy theo từng chuyên ngành, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn thiết kế những kỹ năng thực tiễn chuyên sâu, với cam kết: sinh viên ra trường có thể làm việc ngay mà không cần doanh nghiệp phải đào tạo lại.

Sinh viên ngành công nghệ không chỉ cần lý thuyết, mà cần được thao tác – được sai – được sửa – được tự tay thực hành. Đó là cách duy nhất để biến tri thức thành năng lực, và năng lực thành giá trị.

8-thuc-hanh-2.jpg
Sinh viên Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn trong giờ thực hành.

Dưới đây là một số nhóm kỹ năng cụ thể nhất, đang được doanh nghiệp cần và sinh viên tại Đại Việt được đào tạo bài bản nhất, ví dụ: Đối với ngành Công nghệ thông tin: Lập trình thực tế với các ngôn ngữ doanh nghiệp yêu cầu’, Quản trị hệ thống mạng – an ninh mạng – thiết lập server nội bộ và xử lý sự cố thực tế. Đối với ngành Điện – Điện tử – Tự động hóa: Lắp đặt – đấu nối – bảo trì hệ thống điện công nghiệp – điện dân dụng thực tế, Phân tích – xử lý sự cố hệ thống điều khiển – cải tiến năng suất – bảo trì.

Ngoài những nhóm kỹ năng trên thì còn rất nhiều kỹ năng đang được doanh nghiệp cần mà Trường Cao đẳng Đại Việt đã đáp ứng trong thời gian qua với những chuyên ngành khác nữa.

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cam kết: Chúng tôi không đào tạo người biết – mà đào tạo người làm được, giỏi được và có thể tiến xa bằng chính đôi tay và khối óc của mình.

Bạn đọc

Bạn Trần Hoài:

Với định hướng đào tạo thực hành, Trường Cao đẳng Đại Việt quan niệm như thế nào về việc giúp sinh viên "làm chủ cuộc chơi" ngay sau khi tốt nghiệp?

Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Trong khi phần lớn sinh viên tốt nghiệp cao đẳng trên cả nước vẫn đang đối mặt với khó khăn trong tìm kiếm việc làm, hoặc phải chấp nhận các vị trí không phù hợp với chuyên ngành mình đã học, thì Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn xác định một quan niệm giáo dục đi trước một bước: “Sinh viên sau tốt nghiệp không chỉ có việc làm, mà phải có khả năng chủ động chọn việc, chủ động học suốt đời, và quan trọng nhất: chủ động khẳng định giá trị bản thân trong môi trường nghề nghiệp.”

co-thao-2.jpg
ThS Lê Thị Bích Thảo đang trả lời tư vấn trực tuyến.

Khái niệm “làm chủ cuộc chơi” vì vậy không dừng lại ở sự thành thạo nghề nghiệp – đó là một năng lực tích hợp, bao gồm: Năng lực chuyên môn: thành thạo kỹ năng nghề, vận dụng linh hoạt vào tình huống thực tiễn; Năng lực hành nghề tự chủ: biết tổ chức công việc, làm việc độc lập hoặc phối hợp nhóm hiệu quả; Năng lực đổi mới – sáng tạo: không chỉ làm theo, mà biết cải tiến, đề xuất, kiến tạo giải pháp mới; Tư duy khởi nghiệp: không phụ thuộc vào việc làm có sẵn, mà có thể tạo ra cuộc chơi của chính mình; Tư duy học tập suốt đời: luôn sẵn sàng thích nghi, học hỏi và phát triển.

Tại Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, hơn 70% thời lượng đào tạo là thực hành. Sinh viên được rèn luyện kỹ năng nghề trong các xưởng thực hành, mô hình mô phỏng, phòng lab công nghệ cao – đồng thời học tập ngay trong doanh nghiệp thông qua các học kỳ thực tập, học kỳ doanh nghiệp, hoặc dự án phối hợp thực tế. Điều này giúp sinh viên: Rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế; Thành thạo thao tác nghề trước khi tốt nghiệp; Có kinh nghiệm làm việc thật, không chỉ là “học xong mới đi tìm hiểu nghề”.

ThS Lê Thị Bích Thảo chia sẻ về giải pháp chuẩn đầu ra trong đào tạo sinh viên gắn với thực tiễn của nhà trường.
Bạn đọc

Bạn Hà My:

Thưa Quý trường, trong kỷ nguyên số, việc ứng dụng công nghệ đã thay đổi "cuộc chơi" trong ngành Tài chính và Marketing ra sao?

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing

Trường đào tạo các lĩnh vực như Tài chính Doanh nghiệp, Ngân hàng, Thuế, Hải quan, Xuất nhập khẩu, Tài chính Công và Tài chính Bảo hiểm. Khi công nghệ phát triển, trường đã mở thêm ngành mới là Công nghệ Tài chính.

Trong chương trình đào tạo này, sinh viên sẽ tiếp cận hai khối kiến thức chính: khối kiến thức về tài chính và khối kiến thức về công nghệ nhằm xây dựng các ứng dụng, giúp khách hàng tiếp cận hiệu quả hơn với xu hướng chuyển đổi số.

Trong cả ngành Tài chính - Ngân hàng và Công nghệ Tài chính, nhà trường luôn tích hợp kiến thức chuyên môn với ứng dụng công nghệ để góp phần phát triển lĩnh vực ngân hàng một cách tốt nhất.

7dac8db44d5bfb05a24a.jpg
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing (UFM).

Đối với ngành Marketing, chương trình sẽ giảng dạy cả Marketing truyền thống và Digital Marketing, tập trung vào 3 chuyên môn: Quản trị Marketing, Quản trị Thương hiệu và Truyền thông Marketing. Sinh viên sẽ được đào tạo về cách thức quản trị, xây dựng chiến lược, nghiên cứu và phân tích thị trường để có thể xây dựng một chiến lược Marketing tổng thể.

Hiện nay, công nghệ đang làm chủ cuộc chơi trong mọi ngành nghề. Nếu bạn có kiến thức chuyên môn mà không thành thạo về công nghệ, bạn sẽ khó vận hành tốt các hoạt động trong ngành của mình.

Sinh viên có kiến thức chuyên môn vững vàng và ứng dụng được công nghệ một cách thành thạo sẽ được các doanh nghiệp sẵn sàng chào đón. Tôi tin rằng mọi doanh nghiệp đều mong muốn có được nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vì sao EU lập liên minh chống Hoa Kỳ?

Vì sao EU lập liên minh chống Hoa Kỳ?

GD&TĐ - Châu Âu thành lập ‘Liên minh những người sẵn sàng chống lại Hoa Kỳ’, nhằm tập hợp sức mạnh của các nước bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Hoa Kỳ.

Thạc sĩ Nguyễn Minh Hằng.

Cẩm nang gỡ rối ‘mê cung’ ngữ pháp tiếng Trung

GD&TĐ - Với nhiều người học tiếng Trung, ngữ pháp là thử thách không hề nhỏ, đặc biệt ở trình độ trung cấp, khi lượng kiến thức ngày càng mở rộng và đòi hỏi khả năng vận dụng linh hoạt.