Quốc gia phát triển tàu đệm từ siêu tốc đi New York - Chicago chỉ mất 2 giờ

GD&TĐ - Một mẫu tàu đệm từ đang được Trung Quốc phát triển có thể đạt 800 km/h, rút ngắn thời gian New York – Chicago xuống chỉ còn 2 giờ.

(Ảnh: Futurism)
(Ảnh: Futurism)

Tàu đệm từ – bước tiến tương lai trong giao thông tốc độ cao

Trong khi Mỹ vẫn đang chật vật duy trì các tuyến đường sắt cơ bản giữa các thành phố lớn, Trung Quốc đang tiến thẳng vào tương lai với dự án phát triển tàu bay siêu tốc – hệ thống tàu đệm từ hay còn gọi là “maglev” (viết tắt của magnetic levitation).

Thay vì sử dụng bánh xe, loại tàu này được thiết kế để lơ lửng nhờ lực từ trường.

Tàu đệm từ có thể đạt tốc độ cao hơn nhiều so với các hệ thống sử dụng bánh xe thông thường, đồng thời vận hành hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng hạ tầng để vận hành loại tàu này lại cực kỳ tốn kém.

Dù hiện tại mới chỉ có một số tuyến maglev tốc độ thấp đi vào hoạt động tại Hàn Quốc và Nhật Bản, các kỹ sư Trung Quốc đang nỗ lực phát triển mẫu tàu có thể đạt vận tốc lên đến 650 km/h.

Tốc độ này đủ để rút ngắn thời gian di chuyển từ New York đến Los Angeles xuống dưới 7 giờ, hoặc từ New York đến Chicago chỉ còn khoảng 2 giờ – giả sử có đủ ý chí để xây dựng toàn bộ tuyến đường maglev tại Mỹ.

Trung Quốc thử nghiệm thành công, đặt mục tiêu tốc độ kỷ lục thế giới

Truyền thông nhà nước Trung Quốc lần đầu giới thiệu nguyên mẫu của tàu bay này năm 2019, đồng thời công bố việc xây dựng một phòng thí nghiệm nghiên cứu và trung tâm sản xuất thử nghiệm tại thành phố ven biển Thanh Đảo.

Sau khi thông báo đạt được vận tốc 650 km/h vào tháng 6, các nhà phát triển đã trưng bày mẫu tàu đệm từ tốc độ cao tại Đại hội Đường sắt cao tốc thế giới lần thứ 12 tổ chức ở Bắc Kinh, thu hút sự quan tâm của giới truyền thông và những người đam mê giao thông vận tải.

Theo đài CGTV, ông Li Wei Chao, Giám đốc phòng thí nghiệm thử nghiệm, cho biết, hành trình của tàu bắt đầu như bình thường trên các bánh xe cao su chạy trên đường ray, nhưng sẽ tăng tốc nhanh chóng khi đạt vận tốc từ 100 đến 200 km/h.

Khi đạt đến tốc độ phù hợp để rời mặt đất, bánh xe sẽ rút lại và tàu sẽ lơ lửng cách mặt đường ray chưa đến 1,3 cm.

“Từ đó, tốc độ tàu có thể tăng tùy theo nhu cầu,” ông Lý giải thích. Ông cho biết các chuyến thử nghiệm thành công đã cho thấy tàu có thể đạt mốc 650 km/h chỉ trong phạm vi 1.000 mét. Tuy nhiên, “tốc độ vận hành tiêu chuẩn của nó là 800 km/h.”

Ông Li nhấn mạnh: “Toàn bộ công trình dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay và nền tảng sẽ đáp ứng điều kiện để được nghiệm thu. Đây là tốc độ nhanh nhất thế giới.”

quoc-gia-phat-trien-tau-dem-tu-sieu-toc-new-york-chicago-chi-mat-2-gio-2.jpg
Một tàu tàu đệm từ của Trung Quốc.

Triển vọng và thách thức khi hiện thực hóa hệ thống đệm từ

Dù các thử nghiệm cho thấy tiềm năng lớn của công nghệ maglev, việc đưa vào vận hành trên thực tế vẫn là một thách thức không nhỏ.

Tại Nhật Bản, quốc gia tiên phong về các loại tàu cao tốc, dự án tàu đệm từ trị giá 64 tỷ USD đã bị trì hoãn gần một thập kỷ do tranh chấp chính trị liên quan đến việc hoàn thành một đường hầm xuyên dãy núi Alps Nhật Bản.

Một dự án khác nhằm kết nối Washington, DC và Baltimore chỉ trong 15 phút bằng hệ thống maglev tốc độ cao hiện cũng đang rơi vào trạng thái bế tắc khi các cơ quan liên bang và bang vẫn đang tranh luận về các nghiên cứu môi trường.

Trong khi đó, Trung Quốc hiện sở hữu tàu đệm từ đang vận hành nhanh nhất thế giới – tuyến Thượng Hải – Hàng Châu, với vận tốc tối đa 431 km/h.

Đây cũng là tàu đang hoạt động có tốc độ cao nhất hiện nay trên toàn cầu – điều khiến nhiều người tin rằng nếu có quốc gia nào đủ năng lực triển khai thành công tàu bay 800 km/h, thì đó chính là Trung Quốc.

Theo Futurism

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ