Những đồ vật trong nhà nguy hiểm tính mạng trẻ nhỏ bạn không ngờ tới

Trẻ nhỏ vốn hiếu động và hay tò mò. Đã có nhiều trẻ bị nguy hiểm tính mạng trong chính ngôi nhà của mình chỉ vì sự bất cẩn vô tình của người lớn.

Những đồ vật trong nhà nguy hiểm tính mạng trẻ nhỏ bạn không ngờ tới

Dưới đây là đồ vật trong nhà có thể gâycho trẻ mà bạn không ngờ tới:

1. Paracetamol và viên sắt bổ sung

Paracetamol và sắt bổ sung là hai loại thuốc khá phổ biến trong mỗi gia đình, nhất là gia đình có trẻ nhỏ bởi tính hữu dụng của chúng. 

Đã có nhiều trường hợp trẻ uống nhầm thuốc, uống thuốc quá liều, dị ứng, ngộ độc thuốc và nhiều biến chứng nguy hiểm khác xảy ra.

Điều đáng lo là tác động của các loại thuốc này có thể không xảy ra ngay lập tức với trẻ và rất khó để nhận thấy một đứa trẻ đã tự ý dùng thuốc, dùng thuốc quá liều… 

Vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không để thuốc bừa bãi trên bàn hay bất cứ nơi nào trẻ dễ nhìn thấy, có thể tự lấy được.

Các loại thuốc cần được để trong tủ thuốc gia đình và khóa tủ thuốc cẩn thận - đó là một trong những quy tắc lâu đời nhất trong cuốn sách nuôi dạy con cái dành cho các bậc cha mẹ. 

Tủ thuốc nên được để chắc chắn ở trên cao, xa tầm nhìn, tầm với của trẻ và cần được ghi nhãn thuốc rõ ràng, kiểm tra hạn sử dụng của thuốc và loại bỏ các loại thuốc không còn sử dụng.

Bố mẹ không được để trẻ tự uống thuốc, chơi với thuốc để tránh chúng tò mò, tự ý uống thuốc, nguy cơ ngộ độc thuốc nguy hiểm.

2. Nước (không chỉ nước trong hồ bơi)

Chết đuối là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Tai nạn này xảy ra không chỉ ở hồ bơi mà có thể ở ngay một vũng nước, nước trong thau, chậu, các vật chứa nước hàng ngày trong mỗi gia đình. 

Ngay cả một xô nước nhỏ trong vườn, chỉ cao khoảng 10-20 cm cũng là mối nguy hiểm tính mạng khôn lường với trẻ khi chúng vô tình cúi đầu xuống và ngập trong đó…

Vì vậy, điều bố mẹ và bất cứ ai trông trẻ cần làm là để mắt, giám sát chặt chẽ trẻ khi cho chúng được chơi đùa với nước và đảm bảo xô, chậu, thùng chứa không có nước để tránh gây nguy hiểm cho trẻ.

3. Rèm và các loại dây

Hãy chắc chắn rằng rèm và các loại dây trong nhà của bạn an toàn với trẻ, bởi chúng có thể là một cái bẫy nguy hiểm cho trẻ khi chúng vô tình quấn và siết cổ mình.

Với dây điện, hãy thiết kế, lắp đặt chúng ẩn trong tường, có lớp nhựa cách điện tốt và xa tầm tay của trẻ.

4. Pin

Trẻ rất dễ nuốt những vật nhỏ nguy hiểm có trong ngôi nhà của bạn. Điều đó vô cùng nguy hiểm và là nỗi lo sợ của các bậc cha mẹ. Giải pháp là bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ chơi, cầm, nắm bất cứ thứ đồ chơi gì có thể lọt qua cổ họng của trẻ. Hãy cất chúng cẩn thận và để chúng xa tầm với của trẻ.

5. Chất tẩy rửa

Các loại hóa chất, chất tẩy rửa, làm sạch nhà vệ sinh, bồn cầu… hoàn toàn có thể là nguyên nhân khiến trẻ gặp nguy hiểm. Sự tò mò và hiếu động của trẻ khiến chúng có thể chạm tay, đổ các chất độc hại đó ra hay uống… khiến trẻ bị bỏng, bị ngộ độc hóa chất.

Bố mẹ hãy để tất cả các loại hóa chất, chất tẩy rửa trong nhà ở trên cao, xa tầm với và tầm mắt của trẻ. Với trẻ đã nhận thức được, hãy nói rõ cho chúng biết về sự nguy hiểm của các sản phẩm trên.

Bố mẹ tuyệt đối không chủ quan khi nghĩ rằng những tình huống nguy hiểm bởi mấy thứ đơn giản kia sẽ không xảy ra với con mình, bởi chỉ một phút lơ là, sự cẩu thả của người lớn có thể giết chết con bạn…

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...