Những cơ sở đào tạo đại học có doanh thu tốt

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo thông báo công khai tài chính, doanh thu của một số cơ sở giáo dục đại học đạt nghìn tỷ đồng. Nhiều giảng viên có thu nhập trên 300 triệu/năm.

Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: NTCC.
Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: NTCC.

Thông báo công khai tài chính của Đại học Bách khoa Hà Nội cho thấy, tổng thu năm 2021 là hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, thu từ ngân sách 122,8 tỷ đồng; học phí: 776.6 tỷ đồng; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: 12.5 tỷ đồng; từ nguồn hợp pháp khác: 138.7 tỷ đồng.

Theo Báo cáo ba công khai tài chính của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm học 2022 - 2023, tổng thu năm 2021 đạt trên 1000 tỷ đồng. Trong đó, thu từ ngân sách năm 2021 là 22,2 tỷ đồng; thu từ học phí, lệ phí là 836,2 tỷ đồng; thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: 4.09 tỷ đồng; thu từ nguồn khác: 225 tỷ đồng.

Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh thông báo công khai tài chính năm học 2022 – 2023 với mức tổng thu là: 1145 tỷ đồng. Năm học kế trước, tổng thu của trường này là 1044 tỷ đồng.

Theo Báo cáo của Bộ GD&ĐT tại Hội nghị tự chủ đại học năm 2022, trong tốp 5 trường đại học có tổng thu trên 1 nghìn tỷ/năm có 2 trường đại học tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP và 3 trường tư thục tự chủ. Cụ thể gồm các trường: Trường ĐH FPT, ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh.

Trong tốp 10 trường tham gia khảo sát có tổng thu cao nhất, có 5 trường đại học thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, 1 trường đại học công lập tự chủ (ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh). Cụ thể là: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

4 trường đại học tư thục, gồm: Trường ĐH FPT, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh và Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Có 14 trường trong danh sách các trường thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP trong danh sách 30 trường có tổng thu cao nhất năm 2021.

Cũng theo Báo cáo của Bộ GD&ĐT, từ 2018 đến 2021 tổng thu của các cơ sở giáo dục đại học tự chủ đa phần tăng lên, tổng thu ngoài ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên cũng tăng thêm;

Thu nhập bình quân của giảng viên và cán bộ quản lý tăng mạnh: Tăng 20,8% đối với giảng viên và 18,7% đối với cán bộ quản lý. Đối với 23 14 trường tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, trong giai đoạn 2018-2021, thu nhập giảng viên tăng trung bình 26,1%; thu nhập cán bộ quản lý tăng trung bình 24,5%.

Năm 2018 tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 100 triệu/năm chiếm 26,2% trong khi năm 2021 chỉ còn 12,7%; tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 150 triệu/năm 2018 là 57,5% và chỉ còn 46,3% năm 2021.

Giảng viên có thu nhập trên 200 triệu/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; thu nhập trên 300 triệu trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ (2018-2021).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.