Trong số các thiết bị mang lên có 2 vệ tinh mini STARTS-Me. Các thiết bị có hình khối với các mặt 10 cm được liên kết với nhau bằng cáp thép dài 10 m. Một khoang nhỏ có gắn động cơ và camera sẽ chuyển động theo dây cáp. Kết cấu này sẽ được đưa vào vũ trụ, nơi diễn ra cuộc kiểm tra mô hình thang máy vũ trụ.
Theo lời của giáo sư Masahiro Nomi thuộc đại học Shizuoka thì hiện nay vẫn chưa có ai kiểm tra việc hoạt động của thiết bị này – thang máy vũ trụ đến này vẫn tồn tại thuần túy là một ý tưởng. Nhiệm vụ của thử nghiệm lần này là tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra trong điều kiện không gian nếu giữa 2 vệ tinh bị kéo bởi dây cáp và đặt thiết bị trên lên nó.
Việc nghiên cứu phát triển dự án này sẽ do công ty Obayashi Corporation chịu trách nhiệm. Dự kiến, thang máy có thể vận chuyển lên quỹ đạo không chỉ hàng hóa, mà cả các block của trạm vũ trụ, loại mà sau đó sẽ được chuyển đến Mặt trăng và Sao hỏa.
Ý tưởng này có thể được hình dung như sau: Đầu tiên ở tầng quỹ đạo thấp ( khoảng 300 km) sẽ đưa vào một vệ tinh, dựa trên đó để bắt đầu tạo ra một con tàu vũ trụ. Và con tàu vũ trụ này sẽ được đưa lên độ cao quỹ đạo địa tĩnh và sẽ quay với tốc độ cùng tốc độ quay của Trái đất, có nghĩa là nó sẽ ở cố định tại 1 điểm so với trái đất.
Ý tưởng này có thể được hình dung như sau: Đầu tiên ở tầng quỹ đạo thấp ( khoảng 300 km) sẽ đưa vào một vệ tinh, dựa trên đó để bắt đầu tạo ra một con tàu vũ trụ. |
Khi đạt được độ cao 36 000 km, tàu bắt đầu thả cáp từ vật liệu nano, và sẽ tiếp tục tăng độ cao so với mặt đất. Sau cùng tàu vũ trụ này sẽ lên tới độ cao 96 000 km và cáp của nó sẽ chạm tới mặt đất.
Sau khi việc này hoàn thành, nhờ sự trợ giúp của tàu con thoi sẽ gia cố dây cáp để giúp nó có thể chịu tải trọng nâng được hàng trăm tấn. Và tiếp theo sẽ là việc bắt đầu xây dựng các trạm không gian trên quỹ đạo địa tĩnh và ở các độ cao khác.
Thử nghiệm hiện tại cần phải làm rõ liệu có khả năng tồn tại nguyên lý của ý tưởng thang máy vũ trụ về việc dịch chuyển hàng hóa theo dây cáp được căng giữa 2 vệ tính hay không? – Nomi giải thích.