Nhà báo huyền thoại Mỹ tiết lộ chấn động về vụ phá hoại Nord Stream

GD&TĐ - Seymour Hersh, nhà báo điều tra của tờ New York Times (NYT) từng đoạt giải Pulitzer, tuyên bố rằng các đường ống Nord Stream đã bị Mỹ phá hủy.

Vụ nổ đường ống Nord Stream. (Ảnh: TASS).
Vụ nổ đường ống Nord Stream. (Ảnh: TASS).

Nhà báo huyền thoại trên đã đưa ra tiết lộ gây chấn động về vụ phá hoại đường ống Nord Stream xảy ra vào tháng 9/2022 trong một bài báo đăng trên blog mới ra mắt của ông trên Substack hôm 8/2.

Dẫn một nguồn tin có kiến ​​thức trực tiếp về kế hoạch hoạt động trên, ông Hersh cho biết chất nổ đã được thợ lặn của Hải quân Mỹ đặt tại các đường ống Nord Stream vào tháng 6/2022 dưới vỏ bọc của cuộc tập trận BALTOPS 22 của NATO.

Nhà báo lưu ý ông đã liên hệ với Nhà Trắng và CIA để xin bình luận, cả hai đều kiên quyết cho rằng việc tuyên bố Mỹ đã “loại bỏ” đường ống Nord Stream là “hoàn toàn sai sự thật”.

Ba tháng sau, quả bom được kích nổ vào ngày 26/9 qua tín hiệu từ xa được gửi bởi một phao sonar.

Theo bài báo, máy bay trinh sát P8 của Hải quân Na Uy đã thả chiếc phao xuống gần đường ống Nord Stream.

Chiến dịch đã thành hiện thực sau nhiều tháng trao đổi qua lại giữa Nhà Trắng, CIA và quân đội, trong đó các quan chức tập trung vào việc làm thế nào để không để lại dấu vết cho thấy Mỹ có liên quan đến cuộc tấn công.

Quá trình lập kế hoạch bắt đầu từ tháng 12/2021, khi một lực lượng đặc nhiệm được thành lập với sự tham gia trực tiếp của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan.

“Hải quân đề xuất sử dụng một tàu ngầm mới được đưa vào hoạt động để tấn công trực tiếp đường ống. Lực lượng Không quân đã thảo luận về việc thả bom với ngòi nổ chậm có thể được kích hoạt từ xa. CIA lập luận rằng bất cứ điều gì được thực hiện, đều phải được giữ bí mật” - bài báo cho hay..

Nguồn tin nói với nhà báo Hersh rằng tất cả những người liên quan đều hiểu rằng hoạt động này không phải là “chuyện trẻ con” mà thực sự là một “hành động chiến tranh”.

Trong suốt “tất cả những âm mưu trên”, một số quan chức đã thúc giục Nhà Trắng từ bỏ hoàn toàn ý tưởng đó. Một số người làm việc trong CIA và Bộ Ngoại giao đã nói: “Đừng làm điều này. Nó thật ngu ngốc và sẽ là một cơn ác mộng chính trị nếu nó xuất hiện”.

Ông Hersh trích dẫn cùng một nguồn tin cho biết ban đầu, chất nổ sẽ có bộ đếm thời gian 48 giờ và được thiết lập để đặt vào cuối cuộc tập trận BALTOPS22.

Tuy nhiên, khoảng thời gian hai ngày cuối cùng được Nhà Trắng cho là quá gần với thời điểm kết thúc cuộc tập trận, nên đã ra lệnh cho lực lượng đặc nhiệm đưa ra phương pháp kích nổ chúng theo yêu cầu. Điều này cuối cùng hóa ra là phao sonar.

Nhà báo Hersh nhấn mạnh, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã “tập trung” vào việc gây nguy hiểm cho các đường ống Nord Stream - ban đầu thông qua các biện pháp trừng phạt, và cuối cùng là bằng sự phá hoại trực tiếp - coi đó là chìa khóa để lôi kéo châu Âu đi theo mục tiêu của mình trong bối cảnh xung đột đang bùng phát ở Ukraine.

Ông viết: “Chừng nào châu Âu còn phụ thuộc vào các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên giá rẻ, thì Washington sợ rằng các nước như Đức sẽ miễn cưỡng cung cấp tiền và vũ khí cho Ukraine để đánh bại Nga”.

Moscow cũng đưa ra hành động tương tự đối với vụ việc ngay sau vụ nổ, coi đó là một "cuộc tấn công khủng bố". Họ tuyên bố Mỹ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ vụ việc này, bằng cách đẩy nhanh nỗ lực của châu Âu trong việc loại bỏ khí đốt Nga.

Trong suốt sự nghiệp của mình, nhà báo Hersh đã đưa tin về những vụ việc chấn động, trong đó có vụ bê bối Watergate, hoạt động gián điệp bất hợp pháp của CIA trong nước v.v…

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.