Diễn biến mới vụ nổ đường ống Nord Stream

GD&TĐ - Một số quan chức châu Âu giấu tên đã thừa nhận những nghi ngờ về trách nhiệm của Nga trong vụ nổ các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2.

Khí thoát ra từ một vụ rò rỉ trên đường ống dẫn khí Nord Stream 2 ở Biển Baltic vào ngày 28/9/2022. Ảnh: Cảnh sát biển Thụy Điển/Getty Images
Khí thoát ra từ một vụ rò rỉ trên đường ống dẫn khí Nord Stream 2 ở Biển Baltic vào ngày 28/9/2022. Ảnh: Cảnh sát biển Thụy Điển/Getty Images

Trong một bài đăng hôm 21/12, tờ Washington Post dẫn lời một quan chức châu Âu giấu tên cho biết, “tại thời điểm này không có bằng chứng nào cho thấy Nga đứng sau vụ phá hoại”.

Bài báo nói rằng đánh giá này được 23 nhân viên ngoại giao và tình báo từ 9 quốc gia châu Âu nhất trí. Họ là những người được tờ báo phỏng vấn trong những tuần gần đây.

Một số nguồn tin bày tỏ quan điểm Nga khó có thể đứng sau các vụ nổ. Tuy nhiên, những người khác chỉ đơn thuần lập luận rằng sẽ không thể quy trách nhiệm cho bất kỳ quốc gia nào ngoài sự nghi ngờ hợp lý, tờ báo đưa tin.

Một số quan chức được bài báo dẫn lời đề cập đến cáo buộc can thiệp liên lạc giữa các quan chức Nga và lực lượng quân sự, do tình báo Mỹ thu được. Theo họ, cho đến nay Washington chưa thấy bất cứ điều gì thể hiện sự tham gia của Nga.

Sau các cuộc tấn công vào 2 đường ống Nord Stream dẫn khí đi qua Biển Baltic vào cuối tháng 9, các chính phủ phương Tây đã nhanh chóng chỉ tay vào Moscow.

Chỉ 4 ngày sau vụ việc, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Jennifer Granholm nói với đài BBC rằng “có vẻ như” Nga là nguyên nhân.

Về phần mình, đầu tháng 10, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết “Nga nói không phải do chúng tôi” giống như nói rằng “tôi không phải là kẻ trộm”.

Trong khi đó chính phủ Ukraine mô tả các vụ nổ trên là "cuộc tấn công khủng bố do Nga lên kế hoạch".

Hôm 21/12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu rằng "rõ ràng, không ai trong Liên minh châu Âu điều tra khách quan" các vụ nổ.

Vào giữa tháng 10, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra một tuyên bố nói rằng dù Bộ này đưa ra yêu cầu, chính quyền Đức, Thụy Điển và Đan Mạch đã từ chối để Moscow tham gia vào các cuộc điều tra của họ. Tuyên bố cho biết Điện Kremlin sẽ coi lời từ chối này là bằng chứng cho thấy các quốc gia “có điều gì đó cần che giấu hoặc họ đang bao che cho thủ phạm của các cuộc tấn công khủng bố này”.

Bộ trên cũng cảnh báo Moscow "tất nhiên sẽ không công nhận bất kỳ kết quả giả nào của một cuộc điều tra như vậy, trừ khi các chuyên gia Nga được tham gia”.

Vào thời điểm xảy ra sự cố, cả Nord Stream 1 và Nord Stream 2 đều không bơm khí đốt của Nga sang châu Âu. Việc xuất khẩu khí đốt qua đường ống cũ đã bị Moscow tạm dừng vào đầu tháng 9, với lý do là vì các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Nord Stream 2, mặc dù đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật, nhưng không nhận được sự cho phép của chính quyền Đức và chưa bao giờ đi vào hoạt động.

Trong khi nguồn cung cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu đã giảm đáng kể kể từ ngày 24/2, một số đường ống dẫn khí đi qua Belarus, Ukraine và Biển Đen vẫn hoạt động.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.