Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc thông điệp liên bang

GD&TĐ - Hôm 7/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc thông điệp liên bang trước Quốc hội Mỹ, nêu một số vấn đề trong nước và liên quan tới ủng hộ Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc diễn văn Thông điệp Liên bang tại Tòa nhà Quốc hội ở Washington ngày 7/2.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc diễn văn Thông điệp Liên bang tại Tòa nhà Quốc hội ở Washington ngày 7/2.

Đây được coi là kế hoạch chi tiết cho chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông.

Trong bài phát biểu, ông Biden kêu gọi đảng viên Cộng hòa dỡ bỏ trần nợ của Mỹ và ủng hộ các chính sách thuế thân thiện hơn với người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu.

Công kích các công ty dầu mỏ kiếm được lợi nhuận cao và công ty Mỹ lợi dụng người tiêu dùng, ông Biden đã sử dụng bài phát biểu vào giờ vàng của mình để vạch ra các ưu tiên đối với Đảng Dân chủ.

Tổng thống Biden và các nghị sĩ Mỹ.

Tổng thống Biden và các nghị sĩ Mỹ.

Trong bài phát biểu đầu tiên trước phiên họp chung của Quốc hội kể từ khi đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Hạ viện vào tháng 1, ông Biden cũng kêu gọi các nhà lập pháp bị chia rẽ gay gắt hãy vượt qua sự khác biệt của họ.

Ông Biden cho biết nền kinh tế đang được hưởng lợi từ 12 triệu việc làm mới, COVID-19 không còn kiểm soát cuộc sống của người Mỹ và nền dân chủ Mỹ vẫn còn nguyên vẹn mặc dù đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ Nội chiến. Tổng thống Mỹ cũng ca ngợi khả năng phục hồi và sức mạnh của nền kinh tế nước nhà, với tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 54 năm vào tháng 1.

Các trợ lý của ông Biden đánh giá bài phát biểu này sẽ thu hút hàng triệu người xem và có lẽ là lượng khán giả truyền hình lớn nhất trong năm của tổng thống. Họ coi nó như một cột mốc quan trọng trước chiến dịch tái tranh cử mà ông dự kiến sẽ khởi động trong vài tuần tới.

Hiện ông Biden phải đối mặt với một nhóm nhỏ gồm các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa, những người mong muốn thể hiện quan điểm bảo thủ của họ đối với chính sách của Mỹ sau 4 năm đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy trước đó cho biết, “Tôi tôn trọng phía bên kia. Tôi có thể không đồng ý về chính sách. Tuy nhiên, tôi muốn đảm bảo đất nước này mạnh hơn, lành mạnh về kinh tế, độc lập về năng lượng, an toàn và có trách nhiệm".

Một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã đặt câu hỏi về chiến thắng của ông Biden trong cuộc đua tổng thống năm 2020 với cựu Tổng thống Trump và thề sẽ điều tra.

Để báo trước về các chủ đề có thể sử dụng trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, ông Biden đã chỉ trích các tập đoàn trục lợi từ đại dịch Covid-19 và đưa ra một danh sách các đề xuất kinh tế mong muốn, mặc dù nhiều đề xuất khó có thể được Quốc hội thông qua. Chúng bao gồm thuế tối thiểu đối với các tỷ phú và tăng gấp 4 lần thuế đối với việc mua lại cổ phiếu của công ty.

Ông Biden đặc biệt chỉ trích lợi nhuận của các công ty dầu mỏ và cho rằng nó “thái quá". Ông nói rằng Mỹ sẽ cần dầu trong ít nhất một thập kỷ nữa và điều này khiến một số người trong phòng bật cười.

Về vấn đề Ukraine, ông Biden nói rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Ukraine chống lại Nga "miễn là nó còn cần thiết". Ông cũng ca ngợi phản ứng của Washington đối với cuộc xung đột này.

“Quốc gia của chúng ta đang làm việc vì nhiều tự do hơn, nhiều phẩm giá hơn, nhiều hòa bình hơn — không chỉ ở châu Âu mà ở khắp mọi nơi” – Tổng thống Mỹ khẳng định.

Quốc hội Mỹ.

Quốc hội Mỹ.

Mặc dù có những nỗ lực, nhưng ông Biden không được đánh giá cao trong một số cuộc điều tra. Xếp hạng về độ tín nhiệm của công chúng đối với đương kim Tổng thống Mỹ đã tăng 1 điểm phần trăm, lên 41% trong cuộc thăm dò của Reuters /Ipsos kết thúc hôm 5/2. Con số này gần bằng mức thấp nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Trong đó, 65% người Mỹ nói rằng họ tin đất nước đang đi sai hướng. Một năm trước đó, số người tin vào điều này chiếm 58%.

Ông Biden bước sang tuổi 80 vào tháng 11/2022 và nếu được bầu lại, ông sẽ ở tuổi 82 khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, một thực tế khiến nhiều cử tri Đảng Dân chủ lo ngại, theo các cuộc thăm dò gần đây.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.