Nguy cơ sảy thai, sinh non nếu mẹ bầu hít khói thuốc

GD&TĐ - Khói thuốc lá (thuốc lào) không chỉ có hại trực tiếp cho người hút mà còn là “kẻ giết người thầm lặng” đối với những người xung quanh, đặc biệt nguy hại với phụ nữ mang thai, trẻ em.

Nguy cơ sảy thai, sinh non nếu mẹ bầu hít khói thuốc

Từ sảy thai đến đẻ non, quái thai

Cưới nhau đã 5 năm nhưng vợ chồng chị Trần T (Hòa Bình) vẫn chưa có con. Chị T từng mang thai 3 lần nhưng 2 lần thai đến tháng thứ 2-3 là bị sảy. Có lần thai đã 7 tháng thì chị T bị sinh non, cũng không nuôi được. Chị đi khám nhiều nơi, các bác sĩ vẫn không biết nguyên nhân chị T hay sảy thai. Chỉ đến khi có bác sĩ hỏi tỉ mỉ về các thói quen trong cuộc sống, về việc chị hay người nhà có hay hút thuốc lá, thuốc lào hay không thì chị T mới sửng sốt.

nguy co say thai, sinh non neu me bau hit khoi thuoc hinh anh 1

Dù biết tác hại của khói thuốc nhưng nhiều người dân vẫn chủ quan. 

Theo nhiều nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ hít phải khói thuốc có nguy cơ sinh non, sảy thai. Ngoài nicotine, hơn 2.500 chất độc khác được tìm thấy trong thuốc lá có thể tác động đến cơ thể mẹ và thai nhi. Không chỉ thể, hít phải khói thuốc lá làm giảm khả năng thụ thai ở khoảng 13% phụ nữ.

Chị T cho biết, gia đình nhà chồng chị từ ông chồng, bố chồng đến chồng và em chồng đều nghiện thuốc lào nặng. Sáng sớm, đàn ông trong nhà dàn hàng ngang rít điếu cày, trưa và tối cũng lại “giải khát” bằng vài hơi thuốc. Cả nhà thường khói um, nồng nặc mùi hôi, ám cả vào người chị T. Có lúc chị T lo lắng nói hút thuốc nhiều sẽ bị bệnh thì mọi người trong nhà đều nói chị thiếu hiểu biết vì “thuốc lá mới độc, thuốc lào lành”. “Giờ bác sĩ tư vấn có thể em hay sảy thai là do hít quá nhiều khói thuốc lào, em mới biết. Oan uổng cho ba đứa bé của em” – chị T đau khổ.

“Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu thêm gần 50%. Thời gian phơi nhiễm, lượng tiếp xúc và tuổi của mẹ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển dị tật bẩm sinh khi tiếp xúc với khói thuốc lá” – PGS-TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) nhận định.

Các bệnh lý sau sinh có liên quan đến hút thuốc trong thời kỳ mang thai bao gồm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, nhiễm trùng đường hô hấp (như viêm phế quản, viêm phổi), hen, dị ứng, viêm tai giữa, đau bụng, viêm tiểu phế quản, tầm vóc ngắn, giảm tập trung chú ý, tăng động, béo phì ở trẻ em và giảm hiệu suất học tập.

Khói thuốc có 69 chất gây ung thư

Các nghiên cứu của WHO cũng chỉ ra rằng, khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất trong đó có 69 chất độc hại gây ung thư. Sử dụng thuốc lá cũng gây nên hơn 25 loại bệnh trong đó có 12 loại ung thư do khói thuốc gây ra, nguy hiểm và thường gặp nhất là ung thư phổi, khí phế quản, thanh quản, khoang miệng, vòm họng. GS-TS Nguyễn Quý Châu – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết. Thăm dò ở trên các bệnh nhân bị ung thư phổi tại viện cho thấy, 90% bệnh nhân ung thư phổi có tiền sử hút thuốc lá.

Khói thuốc cũng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và các bệnh đường hô hấp (viêm đường hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính); các bệnh về sinh sản và sinh dục ở cả hai giới (bệnh liệt dương, giảm chất lượng tinh trùng, gây nguy cơ vô sinh, đẻ non, sảy thai).

“Đặc biệt người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động cũng sẽ mắc các bệnh giống như người hút thuốc. Do đó, đời bố hút thuốc nhưng có thể đời con sẽ lãnh đủ hậu quả” – PGS Khuê nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá.

“Hút thuốc cũng đang trở thành gánh nặng kinh tế cho nhiều gia đình. Điều tra tại Việt Nam năm 2016 cho thấy, số tiền người dân Việt Nam chi mua thuốc lá một năm là 31.000 tỷ đồng” – Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.