Uống nước một hơi dài có gây hại cho tim mạch như đồn đoán bấy lâu nay?

GD&TĐ - Khi đi nắng nóng về, cơ thể thường dễ tăng nhiệt độ, mất nước và khát nếu uống nước nước một hơi dài với số lượng nhiều có thể làm mất cân bằng điện giải, có thể rơi vào tình trạng ngộ độc nước.

Chuyên gia cảnh báo uống quá nhiều nước cùng một lúc có thể gây ngộ độc và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Chuyên gia cảnh báo uống quá nhiều nước cùng một lúc có thể gây ngộ độc và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Có nguy cơ ngộ độc nếu uống nước sai cách

Trước thông tin cho rằng khi khát nước nếu uống một hơi dài có thể gây hại cho tim, chuyên gia đầu ngành về tim mạch GS. Phạm Gia Khải khẳng định thông tin trên không có cơ sở khoa học. Uống nước một hơi dài không ảnh hưởng tới nhịp tim ngay cả khi người bị mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, việc nhịn thở kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Còn theo PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Trưởng phòng khám chuyên gia Dinh dưỡng VIAM, việc một người uống nước với số lượng nhiều gây nguy hiểm tới tính mạng là rất hiếm xảy ra. Các ca tử vong do uống nước thường có liên quan tới các cuộc thi uống nước hoặc tập thể dục cường độ cao sau đó uống quá nhiều nước.

Uống một hơi quá nhiều nước gây ra mất cân bằng điện giải, hạ natri máu triệu chứng sẽ gần giống với say nắng và kiệt sức. Nạn nhân có thể cảm thấy đau đầu hoặc chỉ cảm thấy khó chịu. Một số triệu chứng khác có thể có như: tiêu chảy, nôn, buồn nôn.

Ngoài ra, những dấu hiệu của tình trạng uống nhiều nước/ngộ độc nước có thể bao gồm nước tiểu trong suốt, đi tiểu nhiều lần trong đêm, đau nhói đầu, phù nề ở bàn tay, chân, môi, cơ bắp yếu, dễ bị chuột rút, suy nhược, mệt mỏi…

“Nếu không được xử trí ngay lập tức, tình trạng ngộ độc nước có thể nhanh chóng dẫn đến phù não, co giật và hôn mê, thậm chí tử vong”, PGS.TS Ninh nói.

PGS.TS Ninh khuyến cáo: “Khi uống nước nên uống từ từ, ít một, không nên uống ừng ực hết cả lít nước khi từ ngoài nắng về. Như vậy cơ thể không hấp thu được, và không giảm cảm giác khát, đôi khi còn gây ngộ độc nước”.

Uống nước như thế nào để tốt

Theo PGS.TS Ninh chia sẻ với PV Emđẹp, mỗi người một ngày cần uống khoảng 2 lít nước. Khi trời nóng, hoặc khi làm việc nặng ra mồ hôi nhiều thì cân uống nhiều hơn. Mọi người nên uống nước (khoảng 500ml) ngay từ khi chưa có cảm giác khát, trước khi đi ra ngoài nóng hoặc trước khi tập luyện.

Để biết lượng nước bạn uống trong ngày đã đủ hay chưa cần phải theo dõi thay đổi cân nặng: khi bạn giảm 1kg sau buổi tập, làm việc, cần phải bù một lượng nước khoảng 1-1,5 lít. Quan sát màu nước tiểu màu trắng hoặc vàng nhạt là uống đủ nước, màu xẫm hơn là uống chưa đủ, càng sẫm màu càng thiếu nước.

PGS.TS Ninh cho hay: “Loại nước uống phù hợp tốt cho sức khỏe là nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước chè, nước rau, thảo mộc, rau má, râu ngô… đều được, tuy nhiên cần chú ý đến vấn đề đảm bảo vệ sinh, không bị ô nhiễm. Nước nên để ở ngăn mát (4-10độ) là phù hợp. Bổ sung thêm nước hoa quả pha loãng, ít đường cũng rất tốt”

Các món canh rau như rau muống, ngót, mùng tơi chứa nhiều nước, có chút muối cũng rất tốt có tác dụng giải khát. Một số món chè, canh như cây atiso, gỏi giá đậu xanh, cháo đậu xanh bí đỏ, cháo đậu đen… có tác dụng mát gan, lợi tiểu.

Theo Em Đẹp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.