Ngôi trường bán trú quanh năm không thiếu rau xanh

GD&TĐ - Mặc dù quỹ đất không nhiều, điều kiện cơ sở vật chất đang khó khăn, nhưng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - Trung học cơ sở (PTDTBT - THCS) Trung Lý, xã Trung Lý, huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) quanh năm không thiếu rau xanh, sạch để phục vụ HS.
HS Trường PTDTBT - THCS Trung Lý đang chăm sóc vườn rau xanh
HS Trường PTDTBT - THCS Trung Lý đang chăm sóc vườn rau xanh

Trường PTDTBT - THCS Trung Lý tọa lạc trên sườn đồi tại bản Táo, xã Trung Lý, Mường Lát. Nhà trường có 432 HS, trong đó có tới 356 em ăn, ở bán trú.

Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đang khó khăn và thiếu thốn rất nhiều. Đợt mưa lũ đầu tháng 9/2018 vừa qua, nhà trường bị hư hỏng một dãy nhà bán trú, gồm 5 phòng lắp ghép; sập đổ 8 phòng vệ sinh dành cho HS, sập 1 nhà bếp nấu ăn cho HS và bị sụt lún, lở đất nhiều nơi ở xung quanh khuôn viên nhà trường. “Mưa lũ xảy ra gây thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất cho nhà trường đến nay vẫn chưa khắc phục xong. Tuy nhiên, Ban giám hiệu vẫn động viên các thầy, cô giáo và HS trong trường cố gắng khắc phục khó khăn để dạy và học thật tốt”- thầy Sơn cho biết thêm.

Điều đáng ghi nhận ở Trường PTDTBT - THCS Trung Lý là, mặc dù đang còn nhiều khó khăn, song thầy và trò nhà trường đã cùng nhau tạo dựng những vườn rau xanh, sạch để phục vụ bữa ăn cho HS bán trú và giáo viên trong trường. Không chỉ trồng rau xanh, thầy trò nhà trường còn tăng gia nuôi lợn thịt.

Em Thào Thị BLa (lớp 9B), là HS bán trú ở trường, tâm sự: “Chúng em được các thầy, cô giáo chủ nhiệm giao cho mỗi lớp một phần đất để trồng rau xanh. Thầy cô giáo là người hướng dẫn cách chăm sóc, tưới rau. Hàng ngày, sau buổi học trên lớp, chúng em lại chia nhau tranh thủ đi chăm sóc rau xanh, thái chuối cho lợn ăn. Mùa nào trồng rau ấy, vì thế bữa cơm hàng ngày của chúng em đều có rau sạch để ăn”.

Theo thầy hiệu trưởng Đoàn Văn Sơn, diện tích đất trồng rau sạch của nhà trường có khoảng vài trăm mét vuông. Hàng ngày, sau buổi học trên lớp, giáo viên chủ nhiệm giao cho các em HS phải chia nhau chăm bón, tưới rau. Lớp nào có rau thì tự chăm lo phần của lớp mình.

Do đó, trong mỗi năm học, nhà trường gần như chủ động được rau xanh, sạch trong khoảng 7,5 tháng. “Khi đến kỳ thu hoạch, thì hái rau đem bán cho nhà bếp để phục vụ cho HS bán trú. Tiền bán rau một phần để tái sản xuất, còn lại đưa vào quỹ để cuối năm tổ chức liên hoan và trao quà cho các em HS. Nhà trường thực hiện phương pháp này, nhằm tạo thói quen lao động cho HS, vừa dạy cho các em biết cách thức chăm bón rau xanh, nuôi lợn để cải thiện bữa ăn” - thầy Sơn nói.

Cũng theo thầy Sơn, ngoài việc trồng rau xanh, sạch quanh năm, nhà trường còn tăng gia nuôi lợn để cải thiện bữa ăn cho HS. “Lợn nuôi được từ việc tận dụng thức ăn thừa của 356 HS hằng ngày. Ngoài ra, ở đây là rừng núi, nên cây chuối mọc rất nhiều, được các thầy, cô giáo và HS dùng thân cây chuối bằm nhỏ, làm thức ăn cho đàn lợn.

Với cách tăng gia sản xuất này, mỗi năm nhà trường thu được từ 20 - 30 triệu đồng tiền bán lợn cho nhà bếp. Số tiền đó được tái đầu tư mua lợn giống, đồng thời dành quỹ để trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, hay tổng kết năm học, nhà trường sẽ trích quỹ tổ chức liên hoan và mua quà cho HS nhằm động viên các em vươn lên trong học tập” - thầy Sơn cho biết thêm.

Dù chưa được giao đất nhưng Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Đại Phong đã tự ý xây dựng một số hạng mục công trình tại cụm công nghiệp Yên Dương.

Trách nhiệm thuộc về ai?

GD&TĐ - Lãnh đạo tỉnh Nam Định đã chuyển mục đích sử dụng đất lúa khi chưa xin ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Na Uy thu học phí của sinh viên quốc tế từ học kỳ mùa Thu năm 2023.

Na Uy thu học phí sinh viên quốc tế

GD&TĐ - Ngày 24/3, Quốc hội Na Uy thông qua kế hoạch áp dụng học phí đại học cho sinh viên quốc tế, bắt đầu từ học kỳ mùa Thu năm 2023.
Binh sĩ Ukraine vận hành hệ thống IRIS-T SLM.

Báo Mỹ chỉ tên vũ khí châu Âu vô dụng

GD&TĐ -Trả lời phỏng vấn với truyền thông Pháp, Tổng thống Zelensky gây bất ngờ khi tuyên bố nhiều hệ thống phòng không châu Âu viện trợ Ukraine vô dụng.
Ảnh minh họa/INT

Răn đe hạt nhân

GD&TĐ - Mức độ leo thang mới được đánh dấu khi Tổng thống Nga Putin hôm 25/3 tuyên bố sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus.