Ngành Quan hệ công chúng: Nhu cầu nhân lực ngày càng cao

GD&TĐ - Quan hệ công chúng (hay còn gọi là PR - viết tắt của cụm từ Public Relations) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông, được xem là một nghề giúp giữ vững thương hiệu công ty cũng như quảng bá hình ảnh thương hiệu cá nhân. 

Môi trường học tập hiện đại, năng động tại ĐH Nguyễn Tất Thành chính là khởi nguồn cho những sáng tạo vô tận của các bạn sinh viên.
Môi trường học tập hiện đại, năng động tại ĐH Nguyễn Tất Thành chính là khởi nguồn cho những sáng tạo vô tận của các bạn sinh viên.

Chính vì lẽ đó, đã từ lâu một ngành PR đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của các công ty, tập đoàn trong nước và trên thế giới.

Ngành “khát” nhân lực

Thời gian gần đây, PR đã trở thành một ngành “hot” bởi nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này rất cao trong khi khả năng đáp ứng của xã hội còn quá ít.

Trước nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc một thương hiệu có thể sống và phát triển bền vững luôn là mơ ước của các doanh nghiệp.Vì thế, ngành Quan hệ công chúng ra đời, như một công cụ tất yếu cần phải có trong kinh doanh.

Và hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước đang rất cần một đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp để thực hiện công tác việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, giúp công ty, tổ chức truyền tải được thông điệp tới khách hàng, nâng cao thị phần trên thị trường và khẳng định thương hiệu.

Vì thế, cơ hội việc làm trong lĩnh vực này đã, đang và sẽ vô cùng rộng mở với nhiều bạn trẻ năng động, nhạy bén và tự tin.

Cầu nối đến với ngành PR

Đầu tư kiến thức cho ngành Quan hệ công chúng, các bạn nên ưu tiên chọn những trường đào tạo uy tín về nhóm ngành này như ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Học viện Báo chí - Tuyên truyền…

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các trường có thế mạnh đào tạo của các nhóm ngành liên quan đến kinh doanh, quản lý, và xây dựng thương hiệu như Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Sinh viên theo học ngành Quan hệ công chúng tại ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ được cấp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao với các môn học đặc trưng như lập kế hoạch quan hệ công chúng, công cụ quản lý dữ liệu, quản lý vấn đề và xử lý khủng hoảng, xây dựng và phát triển thương hiệu.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, PR còn đào tạo các kỹ năng quan trọng như tổ chức sự kiện, hội nghị, họp báo, thuyết trình, thuyết phục khách hàng. Nhằm giúp sinh viên trở nên tự tin, bản lĩnh và chuyên nghiệp hơn khi tiếp cận công việc thực tế.

Ngoài những kiến thức, kỹ năng của ngành học, sinh viên còn được chú trọng đào tạo về khả năng ngoại ngữ với những môn chuyên ngành đào tạo bằng tiếng Anh, giúp sinh viên phát triển một cách toàn diện trong nền kinh tế phát triển như hiện nay.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

PR là một ngành đa năng. Công việc của ngành PR rất đa dạng, phong phú. Sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có đủ năng lực làm việc trong lĩnh vực Quan hệ công chúng tại các công ty truyền thông chuyên nghiệp, các bộ phận truyền thông trong các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức trong và ngoài hệ thống tổ chức Nhà nước.

Ngoài ra, có thể đảm nhiệm các vị trí như chuyên viên PR, phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông, chuyên viên tư vấn và quan hệ công chúng hoặc có thể nghiên cứu và giảng dạy các chuyên ngành PR trong các tổ chức giáo dục, viện nghiên cứu.

Với những sinh viên có kiến thức, kinh nghiệm và thái độ làm việc nghiêm túc sẽ cơ hội tạo dựng tên tuổi, khẳng định vị trí trong ngành Quan hệ công chúng và tương lai sẽ luôn rộng mở.

Năm 2019, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành xét tuyển ngành Quan hệ công chúng (mã ngành: 7320108) theo 5 phương thức:

1. Xét theo điểm thi THPT quốc gia

2. Xét học bạ tổ hợp môn

C00: Ngữ văn – Lịch sử - Địa lý

D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh

D14: Ngữ văn – Lịch sử - Tiếng Anh

A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh

3. Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM

4. Thi tuyển đầu vào do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức

5. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cử tuyển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...