Nam sinh đam mê khoa học thay ước mơ vì thương bố

GD&TĐ - Được bạn bè yêu quý gọi bằng cái tên trìu mến “Sơn béo” – Nguyễn Thanh Sơn – Chàng trai vui tính đam mê nghiên cứu khoa học của lớp 12 A2, THPT Kim Liên (HN) luôn có những sáng tạo, khám phá đem lại thành tích đáng nể.
Nguyễn Thanh Sơn (ngoài cùng bên phải) cùng bạn bè.
Nguyễn Thanh Sơn (ngoài cùng bên phải) cùng bạn bè.
Nam sinh đam mê khoa học thay ước mơ vì thương bố ảnh 1Nam sinh đam mê khoa học thay ước mơ vì thương bố ảnh 2Nam sinh đam mê khoa học thay ước mơ vì thương bố ảnh 3

Thích những điều người khác chưa làm

Ngay từ khi vào cấp 3, Sơn luôn có những khao khát được làm nghiên cứu khoa học. Với Sơn, những nghiên cứu là những giải pháp hữu hiệu góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cũng chính vì lý do ấy. Cuối năm học lớp 10, Sơn đã cùng 2 bạn trong lớp bắt tay vào nghiên cứu đề tài khoa học từ những quan sát đời thường. Nhận thấy nước trong các hồ ở quanh khu vực mình sinh sống thường xuyên bị nhiễm bẩn, nhóm của Sơn đã nghiên cứu đề tài xử lý nước ô nhiễm bằng cây dương xỉ.

Đề tài này đã được 3 học sinh chăm chỉ tìm hiểu, cẩn thận đến từng chi tiết. Và có công mài sắt cũng có ngày nên kim. Nhóm học sinh đã nhận giải khuyến khích trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia giành cho học sinh trung học khu vực phía Bắc.

Sơn cười hóm hỉnh: Em thích làm những gì mà người khác chưa làm. Đó cũng là một lần em được trải nghiệm, thử thách chính bản thân mình. Chắc có lẽ em cậy mình to béo có thể làm được những việc khó khăn.

12 năm học sinh giỏi và đạt giải Intel cấp thành phố năm học lớp 11, cũng là 12 năm Sơn tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Niềm yêu thích của chàng trai trẻ là sưu tập các đạo cụ trong âm nhạc như trống, sáo, guitar,…Sơn còn được biết đến là một chàng trai chơi harmonica tài tình.

Bố bị bệnh - Em nuôi ước mơ khác

Nói về ước mơ của mình, Sơn suy tư: Bố và anh trai là người ảnh hưởng đến em nhiều nhất. Bố em bị suy thận từ 2012, thận dường như hỏng hết phải dùng phương pháp lọc màng bụng rất khổ (phải ăn kiêng, ngày thay dịch 4 lần, mỗi lần cách nhau 6 tiếng).

Từ những ngày bố nằm trong viện, em đã nung nấu quyết tâm học thật tốt để trở thành bác sĩ giỏi. Trước đó, em cũng đã từng muốn được học Bách khoa giống như anh trai mình để có nhiều cơ hội cùng anh làm những đề tài nghiên cứu khoa học. May mắn mà nhờ có anh chỉ bảo tận tình nên em mới được tiếp cận khoa học, phương pháp nghiên cứu từ sớm.

Khi hỏi thầy Trần Mạnh Cường – Giáo viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho nhóm của Sơn – về cậu học trò chăm chỉ, thầy chỉ cười: Đó là một chàng trai không những khỏe về thể chất mà còn về tâm hồn, sự lạc quan và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Là năm học cuối cùng, Sơn đang tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp và Đại học sắp tới. Sơn sẽ vẫn quyết tâm theo đuổi niềm mơ ước của mình là thi đỗ ĐH Y, đồng thời thỏa đam mê nghiên cứu khoa học phục vụ cho cuộc sống.

GS.TS. Hoàng Chí Bảo chia sẻ câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ.

Học sinh hào hứng nghe kể chuyện về Bác Hồ

GD&TĐ - Ngày 20/12, Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức chương trình ý nghĩa chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam với chủ đề “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”.
Thí sinh đội Team Try trong phần thi tại Vòng chung kết gen Z -Thế hệ dẫn đầu.

Thế hệ GEN Z nói gì về bình thường hóa Covid-19?

GD&TĐ -Với chủ đề “Xã hội có nên bình thường hoá việc mắc Covid-19”, các học sinh đến từ các trường THPT trên cả nước đã cùng đưa ra lập luận sắc bén để bảo vệ quan điểm tại vòng chung kết cuộc thi Gen Z - Thế hệ dẫn đầu
Dự án nước tưới Humic của Xuân Ðức (áo sáng) đã đạt giải Nhì cuộc thi khởi nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh: NVCC.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ

GD&TĐ - Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.