Mỹ phát hiện căn cứ tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik?

GD&TĐ - Hai nhà nghiên cứu Mỹ cho biết, họ đã xác định được vị trí có thể là nơi phóng tên lửa hành trình động cơ hạt nhân 9M370 Burevestnik của Nga.

Mỹ phát hiện căn cứ tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik?

Sử dụng các hình ảnh do công ty vệ tinh thương mại Planet Labs chụp ngày 26 tháng 7, hai nhà nghiên cứu đã xác định được một địa điểm xây dựng gần cơ sở lưu trữ đầu đạn hạt nhân được biết đến với hai cái tên Vologda-20 và Chebsara, chúng được nhận xét là địa điểm tiềm năng để triển khai tên lửa mới, cơ sở này nằm cách Moskva 475 km về phía Bắc.

Chuyên gia Decker Eveleth - nhà phân tích tại tổ chức nghiên cứu CNA đã quan sát hình ảnh vệ tinh và cho biết bản thân nhận thấy có 9 bệ phóng đang được chế tạo.

Ông Eveleth nói: "Chúng được bố trí thành ba nhóm bên trong các bờ kè cao để bảo vệ khỏi bị tấn công, hoặc để ngăn chặn một vụ nổ vô tình ở một địa điểm làm kích nổ tên lửa ở những bệ phóng khác".

"Địa điểm này dành cho một hệ thống tên lửa cố định kích thước lớn, trong khi loại duy nhất mà Nga hiện đang phát triển chính là 9M730 Burevestnik", ông Eveleth cho biết.

Các quan chức quân sự và tình báo của cả Nga và Mỹ đều từ chối đưa ra nhận định về những gì chuyên gia Eveleth đề cập.

Tuy nhiên theo nhà phân tích, vẫn chưa thể đưa ra khẳng định chắc chắn vì Moskva thường không đặt các bệ phóng tên lửa gần cơ sở lưu trữ đầu đạn hạt nhân.

Bên cạnh ông Eveleth, hai nhà nghiên cứu Lewis, Christensen cho biết, thông lệ của Nga là dự trữ đầu đạn hạt nhân dành cho tên lửa trên mặt đất cách xa bãi phóng - ngoại trừ đầu đạn trang bị cho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đang được triển khai của nước này.

yprr4xydkjo5pcukpkd5ogi4bm-1725290061106923839244-75-0-750-1080-crop-1725290188525287194015.jpg
Căn cứ tên lửa hành trình động cơ hạt nhân 9M730 Burevestnik đã lộ diện?

Hiện tại giới chuyên môn biết rất ít về các chi tiết kỹ thuật của tên lửa hành trình Burevestnik.

Các chuyên gia ước tính nó sẽ được phóng bằng một động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn để nạp không khí vào lò phản ứng hạt nhân thu nhỏ.

Không khí nóng và có thể mang tính phóng xạ sẽ thoát ra ngoài, tạo ra lực đẩy đưa tên lửa hành trình bay về phía trước.

Tổng thống Putin tiết lộ vũ khí trên vào tháng 3 năm 2018, nói rằng tên lửa Burevestnik sẽ “bay thấp”, với tầm bắn gần như không giới hạn, đường bay không thể đoán trước và “bất khả xâm phạm” trước các hệ thống phòng thủ hiện tại và tương lai.

Việc triển khai Burevestnik không bị cấm bởi Hiệp ước NEW START - thỏa thuận mới nhất giữa Mỹ và Nga nhằm hạn chế việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược, sẽ hết hạn vào tháng 2 năm 2026.

Điều khoản này cho phép Washington yêu cầu đàm phán với Moskva về việc bổ sung Burevestnik vào danh sách các vũ khí bị cấm, nhưng một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, chưa có cuộc đàm phán nào như vậy được thực hiện.

Viện dẫn tình hình cuộc chiến Ukraine, Nga đã từ chối lời kêu gọi đàm phán của Mỹ để thay thế NEW START, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân toàn diện khi hiệp định này hết hạn.

Tên lửa hành trình động cơ hạt nhân 9M730 Burevestnik của Nga.
Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.