Muôn trái tim rung lên khúc ca: Đoàn quân Việt Nam đi...

GD&TĐ - Mang trên mình chiếc áo màu cờ Tổ quốc, đứng dưới bóng cờ, trái tim mỗi học sinh Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) cùng rung lên khúc ca: Đoàn quân Việt Nam đi... hùng hồn, mạnh mẽ. 

Muôn trái tim rung lên khúc ca: Đoàn quân Việt Nam đi...
Muôn trái tim rung lên khúc ca: Đoàn quân Việt Nam đi... ảnh 1Muôn trái tim rung lên khúc ca: Đoàn quân Việt Nam đi... ảnh 2Muôn trái tim rung lên khúc ca: Đoàn quân Việt Nam đi... ảnh 3Muôn trái tim rung lên khúc ca: Đoàn quân Việt Nam đi... ảnh 4Muôn trái tim rung lên khúc ca: Đoàn quân Việt Nam đi... ảnh 5Muôn trái tim rung lên khúc ca: Đoàn quân Việt Nam đi... ảnh 6Muôn trái tim rung lên khúc ca: Đoàn quân Việt Nam đi... ảnh 7

Với học sinh Trường THPT Kim Liên, buổi chào cờ chiều nay (19/5) thật đặc biệt bởi hôm nay, toàn trường cùng tổ chức lễ kỷ niệm 124 năm ngày sinh nhật Bác; cũng là lần đầu tiên, hơn 700 học sinh cùng tạo nên hình hài Tổ quốc trên nền bài hát truyền thống của tuổi trẻ Việt Nam “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ”.

Tất cả đều hướng về biển đảo quê hương và bộc lộ quyết tâm cổ vũ tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình.

Thầy Nguyễn Thiết Sơn - Hiệu trưởng - cho biết: Trong những ngày này, khi mỗi công dân Việt Nam, không chỉ ở trong nước và khắp nơi trên thế giới đều hướng về Tổ quốc, thầy và trò nhà trường kỷ niệm ngày sinh của Bác, và đồng lòng thể hiện tình cảm về chủ quyền thiêng liêng. Thông qua đó, định hướng các em học sinh bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước một cách đúng đắn, sáng suốt. 

Là một trong những người trực tiếp thực hiện chương trình, cô giáo Trần Thị Quyến xúc động khi nhớ lại hình ảnh những học sinh mướt mải mồ hôi, dưới cái nóng ngoài trời lên tới 40 độ vẫn hăng say tập luyện để có thể xếp hình đất nước đẹp nhất. Cũng bởi tinh thần ấy nên chương trình tập luyện chỉ kéo dài tròn 2 buổi là nhuần nhuyễn.

“Việc làm của các em, hơn bao giờ hết thể hiện tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu Tồ quốc. Chúng tôi cảm nhận được điều đó ngay từ trong trái tim mỗi học sinh. Chính tình cảm của các em là nguồn động lực mạnh mẽ của toàn thể các cán bộ, giáo viên trong nhà trường khi thực hiện chương trình này” - Cô Quyến tâm sự.

Tình yêu biển đảo “thấm” qua từng bài học

Trong những ngày này, thông tin về chủ quyền biển đảo, ý thức bảo vệ Tổ quốc “nóng” lên trong mỗi bài giảng, để mỗi giây, mỗi phút quý giá đều thắp lửa tình cảm yêu nước, hai chữ Tổ quốc mãi thiêng liêng. Hãy nghe tâm sự của cô  - trò Trường THPT Kim Liên (Hà Nội).

Cô Trần Thị Quyến - Giáo viên Giáo dục công dân: Ngọn lửa yêu nước của người Việt Nam luôn cháy mãi.

Muôn trái tim rung lên khúc ca: Đoàn quân Việt Nam đi... ảnh 8Cô Trần Thị Quyến 
Là giáo viên đảm nhận bộ môn Giáo dục công dân, mỗi giờ lên lớp, tôi đều dành ít nhất 10 phút để nói về những câu chuyện thời sự nóng hổi nhất liên quan đến vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 trái phép ở Việt Nam  

Tôi luôn nói với học sinh của mình rằng: Yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta đang sống trong những ngày sự kiện biển Đông nóng bỏng, có trải nghiệm thực tiễn về nguy cơ đe dọa xâm chiếm lãnh hải, hơn lúc nào hết, Tổ quốc cần các em ở lòng tin, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước và cả lời giảng của thầy cô thông qua mỗi bài học.

Các em hãy thể hiện lòng tin, tình yêu Tổ quốc bằng những việc làm thiết thực, những bài học thường ngày, những mối quan hệ thường nhật, và cả sự lắng nghe…

Tôi còn nhớ bài thuyết trình lớp 10A5 về tấm gương liệt sĩ Phan Vinh - người cùng khối chất nổ thắp lên ngọn đuốc giữa biển Đông. Đó là một trong những tấm gương hy sinh anh dũng nhất, để các em thấy rằng, xưa nay và mãi mãi sau này, ngọn lửa yêu nước của người Việt Nam luôn cháy mãi.

Không chỉ tôi, tuần vừa qua, những môn học trong Tổ như Sử, Địa, các thầy cô đều lồng ghép khéo léo những thông tin về biển đảo, cho học sinh thuyết trình thông qua slide về truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đó thắp lên ngọn lửa yêu nước trong mỗi học sinh.

Cô Trần Lệ Huyền - Giáo viên môn Ngữ văn: Thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam khao khát hòa bình

Muôn trái tim rung lên khúc ca: Đoàn quân Việt Nam đi... ảnh 9Cô Trần Lệ Huyền 
Trong những ngày này, không chỉ tôi mà tất cả các giáo viên Ngữ văn trong trường đều có cách làm riêng của mình để lồng ghép ý thức chủ quyền biển đảo vào trong bài học, truyền ngọn lửa yêu nước đến mỗi học trò. 

Tôi cùng học sinh tìm hiểu về vai trò, vị trí, ý nghĩa của biến đảo với đất nước; nhưng cũng không quên nói với các em rằng: Yêu nước là đáng quý, nhưng cách thể hiện tình yêu ấy vô cùng quan trọng. Hãy thể hiện tình cảm đó một cách sáng suốt để giữ được hình ảnh học sinh Việt Nam, giới trẻ Việt Nam không chỉ cháy bỏng yêu nước mà còn khao khát hòa bình.

Học sinh Trần Thu Ngân - lớp 11A 4: Chúng em thấu hiểu sự quý giá của "hòa bình", "độc lập"

Muôn trái tim rung lên khúc ca: Đoàn quân Việt Nam đi... ảnh 10Học sinh Trần Thu Ngân 
Trong bối cảnh biển Đông căng thẳng như hiện nay, chúng em đã cùng xếp hình Tổ quốc để thể hiện tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền. Ngoài ra, em mong muốn đưa hình ảnh một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, người Việt Nam gần gũi, đáng mến, thân thiện với bạn bè thế giới.

Em cũng muốn gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thế hệ cha ông đi trước đã đổ bao máu xương cho chúng em có cuộc sống hòa bình, độc lập ngày hôm nay; gửi tấm lòng chân thành đến các chiến sĩ ngoài đảo xa, mong các chú, các anh giữ được sức khỏe để giữ vững chủ quyền quê hương. Tuổi trẻ Việt Nam sẽ luôn đồng lòng ủng hộ và luôn hướng về các chú, các anh.

Em cũng cảm ơn các thầy cô đã bằng tâm huyết của mình, giúp chúng em thấu hiểu hơn những mất mát, đau thương cũng như cống hiến vô cùng to lớn của lớp cha ông đi trước; giúp chúng em thấu hiểu sự quý giá của “hòa bình”, “độc lập”; giúp chúng em biết nên làm gì và làm như thế nào để thể hiện tình cảm yêu nước của mình trong những ngày này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ōoku, hậu cung phiên bản Nhật Bản. Ảnh: Nippon.com

Quy tắc phòng the nghiêm ngặt của Shogun

GD&TĐ - Thời Mạc phủ Tokugawa (1603 - 1868) ở Nhật Bản, thế lực nắm quyền điều hành đất nước là các Chính di Đại tướng quân nhà Tokugawa - Shogun.