Món thịt đại kỵ nấu chung với cà tím, dễ gây chướng bụng

GD&TĐ - Ăn chung cà tím với thịt này thường sẽ khiến bụng chướng khó chịu, trường hợp nặng sẽ dẫn đến tiêu chảy...

Cà tím là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. (Ảnh: ITN).
Cà tím là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. (Ảnh: ITN).

Lợi ích đáng ngạc nhiên của cà tím

Cà tím là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thực phẩm này được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau trên khắp thế giới, có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn, bao gồm cả tim mạch.

Tác dụng của cà tím

Chống oxy hóa

Ngoài việc chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, cà tím còn có một lượng lớn chất chống oxy hóa.

Chất chống oxy hóa là những chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị hư hại do các chất có hại được gọi là gốc tự do gây ra.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim và ung thư.

Cà tím đặc biệt giàu anthocyanin, một loại sắc tố có đặc tính chống oxy hóa tạo nên màu sắc rực rỡ của chúng. Đáng nói, một loại anthocyanin trong cà tím có tên là nasunin đặc biệt có lợi cho sức khỏe.

Cà tím rất phù hợp với các khuyến nghị về chế độ ăn uống để kiểm soát bệnh tiểu đường. (Ảnh: ITN).
Cà tím rất phù hợp với các khuyến nghị về chế độ ăn uống để kiểm soát bệnh tiểu đường. (Ảnh: ITN).

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Là thực phẩm giàu kali giúp ổn định nhịp tim. Thêm vào đó trong cà tím có nhiều flavonoid giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể, chính những điều này giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Thêm cà tím vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này chủ yếu là do cà tím có nhiều chất xơ, đi qua hệ thống tiêu hóa một cách nguyên vẹn.

Cà tím rất phù hợp với các khuyến nghị về chế độ ăn uống để kiểm soát bệnh tiểu đường, bao gồm chế độ ăn nhiều chất xơ, giàu ngũ cốc và rau.

Giúp giảm cân

Cà tím có nhiều chất xơ và ít calo, khiến chúng trở thành một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ chế độ giảm cân nào.

Chất xơ di chuyển qua đường tiêu hóa một cách chậm rãi và thúc đẩy cảm giác no, từ đó giảm lượng calo hấp thụ.

Lưu ý khi ăn cà tím

Cà tím chứa một số chất có khả năng chống lại các tế bào ung thư. (Ảnh: ITN)

Cà tím chứa một số chất có khả năng chống lại các tế bào ung thư. (Ảnh: ITN)

Không nên gọt vỏ cà tím: Cà tím có thể được chiên, quay, hấp, luộc, làm salad và súp. Tốt nhất là không nên gọt vỏ cà tím, vì vỏ cà tím có chứa vitamin B.

Vitamin B và vitamin C là một đối tác ăn ý, quá trình chuyển hóa vitamin C cần có sự hỗ trợ của vitamin B. Ăn cà tím cả vỏ giúp thúc đẩy vitamin C.

Nên ăn cà tím nghiền: Khi chiên cà tím chúng ta thường nấu ở nhiệt độ cao và có thời gian lâu, phương pháp này không chỉ nhiều dầu mỡ mà còn bị hao hụt lượng lớn chất dinh dưỡng. Lượng vitamin mất đi khi chiên cà tím có thể lên tới hơn 50%. Trong tất cả các cách ăn cà tím, cà tím nghiền là tốt cho sức khỏe nhất.

Không ăn cà tím với thịt cua: Ăn chung cà tím với thịt cua thường sẽ khiến bụng chướng khó chịu, trường hợp nặng sẽ dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt những người có sức khỏe yếu thì không nên ăn.

Không ăn cà tím sống: Cà tím sống có chứa một loại độc tố gọi là solanine, độc tố này còn độc hơn trong khoai tây mọc mầm.

Solanine không chỉ được tìm thấy trong mầm khoai tây mà còn có trong cà tím sống. Do đó, chúng ta nên nấu chín cà tím trước khi ăn.

Những người không nên ăn cà tím

Người mắc bệnh dạ dày ăn cà tím sẽ khó chịu gây ra tiêu chảy nặng.

Người ốm dậy, yếu mệt, bị thấp khớp, đau nhức khi trời lạnh tránh ăn cà tím nhiều và thường xuyên, nhất là món cà tím chiên rán quá nhiều dầu có thể gây viêm tấy…

Người bị hen suyễn, mắc bệnh thận ăn cà tím quá nhiều dễ gây sỏi thận.

Người có bệnh về dạ dày, lá lách, hen suyễn không nên ăn nhiều cà tím.

Thời điểm giao mùa thu – đông cà tím hay bị chát, đắng, lại thiên về tính hàn nên những người có thể chất hư hàn, người dễ bị lạnh bụng, đau bụng, người đang đi ngoài lỏng thì tránh ăn nhiều.

Cà tím không ăn cùng với thịt cua vì 2 thứ cùng tính lạnh sẽ khó chịu cho dạ dày, có thể tiêu chảy, nhất là người có thể chất hư hàn.

Phụ nữ đang mang thai muốn ăn cà tím thì không ăn nhiều. Cần chọn quả tươi mới. Loại bỏ quả héo, hái đã lâu vì đã sinh nhiều solanine có hại.

Đặc biệt là người bệnh tiểu đường càng nên ít ăn.

Người trước khi phẫu thuật không nên ăn.

Cách làm món cà tím chiên mắm

Cà tím chiên mắm – món ăn ngon miệng lại rất dễ làm tại nhà. (Ảnh: ITN)
Cà tím chiên mắm – món ăn ngon miệng lại rất dễ làm tại nhà. (Ảnh: ITN)

Cà tím chiên mắm là một món ăn ngon miệng lại rất dễ chế biến. Chắc chắn đây sẽ là món ăn vừa tốn cơm vừa chống ngán rất tốt cho cả gia đình.

Chuẩn bị:

1kg cà tím, hành lá, ớt, đường, nước mắm, tỏi, muối.

Cách làm:

Cà tím gọt vỏ, cắt thành từng khúc khoảng 5cm.

Hành lá, ớt, tỏi rửa sạch, băm nhỏ.

Làm hỗn hợp nước mắm: Cho vào bát 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1 ít bột ngọt, 1 muỗng canh nước lọc khuấy đều. Cho thêm phần tỏi, ớt và hành vào.

Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, thêm cà tím vào chiên đến khi chín đều hai mặt thì vớt ra, để ráo.

Cho vào chảo dầu ăn và hành lá xào đều, cho hỗn hợp nước sốt đã pha vào.

Lấy phần hỗn hợp nước mắm sốt phủ đều lên bề mặt cà tím chiên và thưởng thức cùng cơm nóng.

Theo healthline.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.