Máy gia tốc hạt mạnh nhất thế giới bị chồn phá

Thiết bị khoa học mạnh nhất thế giới bất ngờ ngừng hoạt động vì bị một loài thú nhỏ phá hoại, nhiều khả năng là do con chồn cắn đứt đường dây điện.

Máy gia tốc hạt mạnh nhất thế giới bị chồn phá
may-gia-toc-hat-manh-nhat-the-gioi-bi-chon-pha

Máy gia tốc hạt mạnh nhất thế giới đặt tại CERN. Ảnh: BBC.

Theo NPR, Máy Gia tốc hạt Lớn (LHC), cỗ máy siêu dẫn dài 27 km đập vỡ proton ở tốc độ gần với vận tốc ánh sáng, đã ngừng hoạt động vào sáng sớm hôm 28/4. Các kỹ sư điều tra vụ việc tìm thấy dấu vết của một sinh vật có lông gần đường gây điện bị cắn đứt.

"Chúng tôi gặp vấn đề về điện, và chúng tôi chắc chắn sự việc này do một loài vật nhỏ gây ra". Arnaud Marsollier, phát ngôn viên của Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN), cơ quan quản lý cỗ máy gia tốc hạt trị giá 7 tỷ USD ở Thụy Sĩ cho biết. Dù chưa tiến hành phân tích kỹ lưỡng dấu vết con vật để lại, nhóm điều tra tin đó là một con chồn.

Vụ hư hỏng xảy ra khi LHC chuẩn bị thu thập dữ liệu mới về Higgs Boson, loại hạt cơ bản được phát hiện vào năm 2012. Hạt Higgs cung cấp khối lượng cho các hạt khác và là nền tảng của lý thuyết vật lý hạt hiện đại.

Dữ liệu gần đây chỉ ra một loại hạt khác chưa được phát hiện có thể được sản sinh bên trong LHC. Nếu loại hạt đó tồn tại, nó có thể cách mạng hóa hiểu biết của các nhà nghiên cứu về mọi thứ từ định luật hấp dẫn đến cơ học lượng tử.

Theo Marsollier, các nhà khoa học sẽ phải chờ công nhân khắc phục sự cố. Việc sửa chữa diễn ra trong vài ngày, nhưng để cỗ máy sẵn sàng đập vỡ các hạt cần thêm một hoặc hai tuần. "Thời điểm có thể là giữa tháng 5", Marsollier nói.

Marsollier cho biết những sự cố như trên không phải chưa từng xảy ra. LHC nằm ở ngoại ô Geneva. "Cơ sở của chúng tôi ở vùng đồng quê, tất nhiên động vật hoang dã có ở khắp mọi nơi", Marsollier chia sẻ. Năm 2009, một con chim từng làm rơi chiếc bánh mì nhỏ lên hệ thống điện quan trọng của LHC.

Theo vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.