Mạch kiến thức trong sách giáo khoa mới mang tính đồng tâm

GD&TĐ - Theo đại diện một số nhà trường, sách giáo khoa mới được biên soạn theo từng chủ đề, mạch kiến thức mang tính đồng tâm. 

Sách giáo khoa mới được đánh giá có nhiều cải tiến cả về hình thức và cấu trúc nội dung.
Sách giáo khoa mới được đánh giá có nhiều cải tiến cả về hình thức và cấu trúc nội dung.

Tạo hứng thú học tập cho học sinh

Nói về những kết quả trong thực tiễn triển khai biên soạn, thẩm định, xuất bản, lựa chọn sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình GDPT 2018, đại diện một số nhà trường cho hay, mỗi địa bàn sẽ có những cách làm khác nhau để phù hợp với thực tiễn.

Thầy Nguyễn Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học-THCS Thung Nai (Cao Phong, Hòa Bình) chia sẻ, giáo viên của nhà trường đã nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, đặc điểm của học sinh tại trường của mình để xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với từng đối tượng.

Qua thực tế cho thấy, giáo viên, nhà trường những năm đầu triển khai chưa tự tin và có phần lúng túng khi thực hiện. Khi lựa chọn sách cũng có bất cập cho việc tập huấn chuyên đề bởi các trường lựa chọn không giống nhau. Đến năm học 2022-2023, giáo viên và nhà trường đã quen với công việc này hơn.

Cha mẹ học sinh những năm đầu tiên thực hiện có sự lo lắng, so sánh chương trình SGK cũ và chương trình SGK mới, gây áp lực cho học sinh, giáo viên và nhà trường. Năm học 2022-2023 được sự tuyên truyền kịp thời và qua 2 năm thực hiện chương trình GDPT 2018 nên phụ huynh đã đồng tình, ủng hộ cho mọi hoạt động của giáo viên và học sinh nhà trường.

Thầy Nguyễn Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học-THCS Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Thầy Nguyễn Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học-THCS Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Thầy Nguyễn Anh Tuấn đã mạnh dạn đề xuất định hướng, giải pháp trong những năm tiếp theo. Trong đó, tiếp tục cho giáo viên được nghiên cứu chương trình SGK, sau đó tỉnh sẽ căn cứ việc lựa chọn sách của các trường để chọn 1 bộ dùng cho cả tỉnh thì phù hợp nhất như đang thực hiện. Khi nghiên cứu sách, các cấp cần cung cấp SGK sớm (bản cứng) để giáo viên nghiên cứu sẽ tiện hơn vì nhiều lúc nghiên cứu trên sách mềm thì phụ thuộc vào mạng internet.

Bên cạnh đó, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Anh Tuấn cũng nêu lên một số nét mới của SGK hiện nay. Đặc biệt, SGK mới không biên soạn theo tiết như trước đây mà biên soạn theo chủ đề, mạch kiến thức mang tính đồng tâm. Sách bền, đẹp đa dạng về kênh hình, gắn nhiều với thực tiễn tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Ứng dụng công nghệ thông tin nhiều, đổi mới cách thức tổ chức thực hiện đa dạng, phong phú về hình thức cũng như nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và học sinh phát huy tối đa năng lực, phẩm chất học sinh.

Có cả bản cứng lẫn bản điện tử

Trẻ lớp 3 trên toàn quốc được học theo chương trình SGK mới từ năm học 2022-2023.

Trẻ lớp 3 trên toàn quốc được học theo chương trình SGK mới từ năm học 2022-2023.

Cùng chung nhận định trên, cô Nguyễn Kim Dung - Hiệu trưởng Trường THCS Đông La (Hoài Đức, Hà Nội) cho rằng, kênh hình và kênh chữ trong từng bài của SGK mới được bố trí hài hòa làm nổi bật bài học. Cấu trúc, nội dung của sách mới có tính mở giúp nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên linh hoạt, tự chủ khi bổ sung những nội dung kiến thức đặc thù, gắn với tình hình thực tế dạy học.

"Sách giáo khoa mới được trình bày khoa học, rõ ràng, hấp dẫn, dễ hiểu, tạo hứng thú cho học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học và tâm lí lứa tuổi học sinh qua từng bài học; đồng thời đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình, có tính giáo dục và tính thẩm mĩ cao", cô Dung nhấn mạnh.

Có 2 con năm nay học lớp 3 và lớp 7 tại TP Thái Bình, chị Nguyễn Hồng Vân vốn là giáo viên Tiếng Anh cũng cho hay, việc các nhà xuất bản cho ra cả bản cứng lẫn bản mềm (PDF) của SGK theo chương trình mới cũng mang lại những hiệu quả bất ngờ.

Vị nữ phụ huynh này khẳng định, do là giáo viên môn Tiếng Anh, khi sử dụng SGK phiên bản điện tử có tích hợp các file âm thanh rất thuận tiện cho giáo viên giảng dạy, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nghe - nói tốt hơn. Trước đây, khi chưa có bản điện tử, các kỹ năng nghe - nói rất hạn chế, học sinh không được rèn luyện nhiều, chủ yếu tập trung vào ngữ pháp.

"Đến nay, sách giáo khoa có hai phiên bản đã giúp cả giáo viên, học sinh thuận tiện hơn trong việc học thực hành bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Đặc biệt, các em học sinh tiếp cận kiến thức trong SGK theo hướng phát triển năng lực; kích thích tính chủ động trong học tập của các em. Đây là một điểm mới tích cực của chương trình SGK mới", chị Hồng Vân tâm sự.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.