Sách giáo khoa phải dựa trên chương trình, định hướng về nội dung, phương pháp

GD&TĐ - GS Lê Anh Vinh cho rằng: Sách giáo khoa cần được xây dựng trên cơ sở nền tảng: chương trình giáo dục, định hướng về nội dung, phương pháp.

Sách giáo khoa phải dựa trên chương trình, định hướng về nội dung, phương pháp.
Sách giáo khoa phải dựa trên chương trình, định hướng về nội dung, phương pháp.

Về xây dựng sách giáo khoa

Theo GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam: Sách giáo khoa là công cụ diễn đạt chính của chương trình, mang ý nghĩa và bản chất của “chương trình được đưa vào thực tiễn dạy và học". Bởi vậy, kinh nghiệm quan trọng khi viết sách là cần bám sát chương trình môn học cũng như chương trình tổng thể với các bài học như:

Chương trình (tổng thể và môn học) cần đưa ra cách tiếp cận chủ đề một cách rõ ràng và thuyết phục và đưa ra giải thích cách các khung chương trình cho mỗi môn học hỗ trợ cho việc thực hiện tầm nhìn của chương trình.

Chương trình giáo dục cần chỉ ra các vấn đề sách giáo khoa cần phải giải quyết nhưng những chủ đề bài học theo nhiều cách khác nhau, đưa ra các cách tiếp cận để giải quyết, có sự tính toán về thời gian đủ để giáo viên phát triển bài học và hình thành kiến thức cho học sinh.

Chương trình giáo dục phải mô tả cách giáo viên có thể sử dụng sách giáo khoa cùng với các tài liệu khác.

Chương trình giáo dục phải mô tả cách giáo viên có thể sử dụng sách giáo khoa cùng với các tài liệu khác.

Chương trình giáo dục phải mô tả cách giáo viên có thể sử dụng sách giáo khoa cùng với các tài liệu khác, đặc biệt là đối với các môn học dạy tiếng mẹ đẻ/ ngôn ngữ thứ nhất. Chương trình giáo dục bao gồm danh sách các chủ đề bài học, các khái niệm và định nghĩa cần ghi nhớ được nêu và xây dựng trong sách giáo khoa.

Chương trình giáo dục và sách giáo khoa phải có hàm lượng kiến thức kỹ năng ở mức độ nhận thức phù hợp với học sinh và phù hợp với giới hạn thời gian, đủ để giáo viên xử lý các chủ đề bài học với chiều sâu nhất định.

Sách giáo khoa không phải tài liệu duy nhất cho một môn học. Tài nguyên bổ trợ cho giáo viên và các tài liệu học tập khác ngoài sách giáo khoa có thể cần thiết cho một số môn học, đặc biệt là đối với các môn học về tiếng mẹ đẻ/ngôn ngữ thứ nhất.

GS Lê Anh Vinh cũng lý giải, ngôn ngữ sách giáo khoa có độ khó phù hợp (cho dù bằng tiếng mẹ đẻ hay ngôn ngữ thứ hai): Phần hướng dẫn, các bài tập và hoạt động phải ngắn gọn, với các câu ngắn hơn, ngữ pháp đơn giản hơn cho các lớp nhỏ. Ngôn ngữ viết sách cần được kiểm soát cẩn thận, phải tuân thủ các nguyên tắc dành cho người viết sách.

Tính dễ đọc của sách giáo khoa nên được đưa vào các tiêu chí để đánh giá. Nên tích hợp với các yêu cầu tài nguyên khác, đặc biệt là với đào tạo và sử dụng giáo viên. Trường yêu cầu hệ thống đặt hàng sách giáo khoa phi tập trung, để đảm bảo mỗi trường nhận sách giáo khoa theo đúng nhu cầu.

Lựa chọn đội ngũ viết sách

Việc lựa chọn đội ngũ viết sách là rất quan trọng. Nhóm viết sách giáo khoa nên bao gồm các giáo viên chuyên nghiệp, với 5–10 năm kinh nghiệm trong chủ đề và chu trình mục tiêu, làm việc cùng với đội ngũ chuyên gia về nghiên cứu học thuật, về nội dung. Tất cả các tác giả nên được lựa chọn trên cơ sở lĩnh vực chuyên môn và đóng góp trong quá trình viết sách.

GS Lê Anh Vinh cũng cho rằng, nhóm viết sách yêu cầu một tổng biên tập giỏi, người không chỉ là người có thẩm quyền về học thuật, mà còn là người phát ngôn. Người biên tập phải đảm bảo rằng người viết sử dụng chương trình mới làm tài liệu tham khảo viết sách mới chứ không dùng sách giáo khoa phiên bản trước đó để tham khảo. Việc viết sách giáo khoa đối với một chương trình mới không nên dựa vào việc “chỉnh sửa” đơn giản của sách giáo khoa từ chương trình học trước đó.

Cần sử dụng linh hoạt sách giáo khoa phù hợp với bối cảnh dạy học và đối tượng học sinh.

Cần sử dụng linh hoạt sách giáo khoa phù hợp với bối cảnh dạy học và đối tượng học sinh.

Thêm vào đó, khi SGK được đưa vào sử dụng, cơ quan quản lý cần chủ động lắng nghe ý kiến từ giáo viên và nhà trường cũng như học sinh và phụ huynh, hành động kịp thời để đáp ứng nhu cầu nảy sinh từ thực tiễn triển khai. Đặc biệt cần tăng cường nhận thức của giáo viên về chương trình và sách giáo khoa, nâng cao năng lực của giáo viên, thúc đẩy năng lực sử dụng linh hoạt sách giáo khoa phù hợp với bối cảnh dạy học và đối tượng học sinh.

Vai trò của việc tập huấn cho giáo viên sử dụng SGK mới cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt cần nâng cao chất lượng hoạt động tập huấn. Việc tập huấn trước thềm năm học như hiện nay là chưa đầy đủ. Cần bổ sung các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn khi các giáo viên đã tích luỹ những trải nghiệm ban đầu đối với các bộ sách và sẵn sàng cho tập huấn chuyên sâu về giải quyết các vấn đề thực tiễn trên lớp học. Khi đó, vai trò của tập huấn mới thực sự được phát huy.

GS Lê Anh Vinh đặc biệt nhấn mạnh: Sự ra đời của một chương trình mới và sách giáo khoa mới, cho dù được phát triển tập trung hoặc bởi các nhà xuất bản thương mại, nên có thời gian để xem xét và sửa đổi bản thảo thích hợp cũng như thực hiện khâu dùng thử các tài liệu mẫu của sách giáo khoa.

Đổi mới chương trình và sách giáo khoa cần được nhìn nhận như một quá trình phát triển. Ở khía cạnh nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý, cần có những nghiên cứu bài bản để tham vấn cho quá trình chuyển biến chính sách trong tầm nhìn trung và dài hạn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ