Lý lịch bất hảo của Khá "bảnh" và trào lưu ảnh hưởng xấu đến giới trẻ

GD&TĐ - Khá "bảnh" tên thật là Ngô Bá Khá, đang là cái tên được nhắc đến nhiều trong những ngày gần đây với quá khứ “bất hảo” và một loạt những hành động “không thể ngông hơn”.

Hình ảnh Ngô Bá Khá đập, đốt xe được cắt ra từ clip.
Hình ảnh Ngô Bá Khá đập, đốt xe được cắt ra từ clip.

Tối qua (31/03), chương trình Thời sự 19h trên sóng VTV - Đài truyền hình Việt Nam đã dành khoảng hơn 2 phút để nói về Ngô Bá Khá (biệt danh Khá "bảnh"), một hiện mạng gây chú ý thời gian gần đây với quá khứ vào tù ra tội cùng những hành vi bạo lực, văng tục chửi thề, khoe tiền khoe của...

Đáng nói, bất chấp những hành vi vô văn hóa trên, Khá "bảnh" lại đang được coi là "thần tượng" của một bộ phận giới trẻ. Vậy Khá "bảnh" là ai?

Ngô Bá Khá với biệt danh Khá "bảnh" sinh ra và lớn lên tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khá "bảnh" là con trai duy nhất trong gia đình có 4 chị em (gồm 3 chị gái và Khá Bảnh). Khá "bảnh" còn từng xung phong đi bộ đội nhưng không được nhận.

Đầu năm 2011, do tội đánh người và cố ý gây thương tích mà Khá "bảnh" bị bắt vào trại giáo dưỡng số 2 tại Yên Mô, Ninh Bình - cơ sở giáo dưỡng thuộc Bộ Công An dành cho thanh niên phạm tội khi chưa đủ tuổi vị thành niên.

2 năm ở tù, Khá "bảnh" từng là đàn anh “thống lĩnh” các anh em trong trại. Sau đó, nhiều lần Khá "bảnh" vào tù với thời gian ngắn. Lần gần đây nhất sau khi ra tù, Khá "bảnh" nổi tiếng vì có đông đảo đàn em đến đón, thậm chí còn quay lên youtube.

Khá "bảnh" nổi tiếng vì tính cách có phần nổi loạn, dám làm dám chịu, những chiến tích tù tội. Đặc biệt, anh ta thường xuyên livestream chia sẻ nhiều điều thú vị về chính bản thân mình, những clip nhảy múa, lắc lư trong bar,...

Gần đây, Khá "bảnh" bị công an Bắc Ninh vào cuộc khi đốt xe Honda PCX. Thậm chí, Khá "bảnh" cùng với đàn em của mình còn dàn hàng ngang chụp ảnh trên đường cao tốc. Với hàng loạt những clip chửi bậy, vi phạm luật...

Đánh giá sự việc dưới góc nhìn Văn hóa, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia nhấn mạnh: Trong lúc chưa thể ngăn chặn triệt để những hiện tượng mạng tiêu cực như trên thì điều cần làm là phê phán, phê phán mạnh mẽ.

"Cần phân tích rõ ràng cho các em hiểu tại sao lại phải phê phán, tại sao những điều đó lại xấu, tại sao các em không nên theo các tấm gương đó, một cách kỹ lưỡng, sâu sắc. Để từ đó, chúng ta có thể ngăn chặn được hiện tượng các em đua đòi theo những xu thế mang tính tạm thời và ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình hình thành nhân cách của các em", PGS. TS. Bùi Hoài Sơn nói.

Bày tỏ quan điểm của mình, PGS. TS. Phạm Mạnh Hà - Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: "... Nếu người ta cứ học theo, làm theo một cách vô thức thì đến một lúc nào đó nó sẽ biến thành lối sống thực của mình. Và khi đó, xã hội của chúng ta sẽ phải chịu hậu quả rất lớn của lối sống bản năng, hoang dã của những cá nhân thuộc một cộng đồng mạng nào đó, học theo những clip, những nội dung thiếu giá trị văn hóa, nhân văn".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.