Lý do các nước EU có thể tước quyền biểu quyết của Hungary

GD&TĐ - Các nước EU đang cân nhắc khả năng tước quyền bỏ phiếu biểu quyết của Hungary nhằm đạt thỏa thuận phân bổ tài chính cho Ukraine.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban.

Dẫn lời các nhà ngoại giao châu Âu, Financial Times cho biết EU có thể áp dụng Điều 7 của Hiệp ước Liên minh châu Âu năm 2007, cho phép tước quyền bỏ phiếu của một quốc gia do vi phạm luật pháp châu Âu.

Tuy nhiên, quá trình này có thể bị chặn bởi bất kỳ thành viên EU nào khác.

Một số thành viên EU vẫn cảnh giác với ý tưởng áp đặt các hạn chế đối với Budapest.

Thay vào đó, họ có ý định chứng minh cho Thủ tướng Hungary Viktor Orban thấy "toàn bộ tổn thất" của việc nước này bị cô lập trong EU nhằm buộc ông thay đổi quyết định về phân bổ tài chính cho Ukraine.

Financial Times cho biết, nếu điều đó không thành công, 26 thành viên khác của EU có thể tự mình đạt được thỏa thuận, mặc dù "sẽ mất thời gian và chỉ đưa ra giải pháp khắc phục ngắn hạn".

Một quan chức cấp cao khác của EU cho biết: "Hungary có thể tạo ra nhiều rắc rối hơn. Hungary có thể buộc chúng tôi sử dụng một số công cụ khác nhau. Tuy nhiên cuối cùng, Hungary không thể ngăn chúng tôi cung cấp tiền cho Ukraine".

Ngày 15/12, ông Orban nói rằng Budapest không có ý định ủng hộ ý tưởng hỗ trợ tài chính cho Ukraine từ ngân sách EU.

Ông xác nhận rằng tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, ông đã chặn việc sửa đổi ngân sách EU dự kiến phân bổ 50 tỷ euro cho Ukraine trong khoảng thời gian 2024-2027.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.