Theo đó, nhóm các nhà khoa học từ Viện Khoa học và Công nghệ Lượng tử Quốc gia và một số tổ chức khác đã có thể tạo ra hình ảnh thô của một con báo, với miệng, tai và hoa văn đốm dễ nhận biết, cũng như các vật thể như máy bay có đèn đỏ trên đôi cánh của nó.
Công nghệ này được mệnh danh là "giải mã não", cho phép hiển thị trực quan nội dung nhận thức dựa trên hoạt động của não và có thể được áp dụng cho các lĩnh vực y tế và phúc lợi.
Những phát hiện này đã được công bố gần đây trên tạp chí khoa học quốc tế Neural Networks.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng hình ảnh mà những người tham gia nhìn thấy có thể được tái tạo lại từ hoạt động của não.
Hoạt động này được đo bằng cách sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI), mặc dù còn giới hạn.
Dựa trên các phương pháp trước đó, nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã phát triển một công nghệ định lượng hoạt động của não và cho phép AI tạo hình ảnh kết hợp với các kỹ thuật dự đoán để tái tạo các vật thể phức tạp.
Trong quá trình nghiên cứu, những người tham gia được xem 1.200 hình ảnh về các vật thể và phong cảnh.
Trong đó mối quan hệ giữa tín hiệu não của họ và những hình ảnh đó được phân tích và định lượng bằng fMRI.
Những hình ảnh tương tự được đưa cho AI tổng hợp để tìm hiểu sự tương ứng của chúng với hoạt động của não.
Theo bài báo, công nghệ này có thể được sử dụng để phát triển các thiết bị liên lạc và giúp hiểu rõ hơn về cơ chế não bộ của ảo giác và giấc mơ.