Leopard bị cắt APS khi đến Ukraine

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Được đánh giá cao khi chiến đấu nhưng tăng Leopard có thể chuyển cho Ukraine thiếu thành phần quan trọng để bảo toàn mạng sống trên chiến trường.

Xe tăng Leopard của Đức.
Xe tăng Leopard của Đức.

Thông tin bất ngờ được phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức Nadine Krueger cho biết trong tuyên bố hôm 13/2 khi nói về việc Berlin bắt đầu khóa huấn luyện binh sĩ Ukraine vận hành tăng chiến đấu Leopard.

"Khóa huấn luyện bắt đầu tiến hành từ hôm nay. Đợt huấn luyện sẽ được thực hiện nghiêm ngặt trong một thời gian vừa đủ để giúp những người lính Ukraine có thể vận hành trơn tru tăng Leopard", Bộ trưởng Nadine Krueger nói.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức cho biết thêm rằng, hiện chính phủ nước này chưa đưa ra quyết định sẽ chuyển giao cho Ukraine phiên bản Leopard 1 hay Leopard 2 tối tân hơn. Nhưng có một điều Bộ trưởng Krueger khẳng định:

"Dù phiên bản nào của Leopard được lựa chọn gửi đến Ukraine thì chúng vẫn không được tích hợp Hệ thống phòng vệ chủ động (APS). Đây là khí tài đắt đỏ mà ngay cả trên những cỗ tăng chiến đấu chủ lực trong Quân đội Đức vẫn chưa được trang bị nhiều".

Theo tờ Defense News của Mỹ, hiện Đức đang thực hiện chương trình tích hợp hệ thống APS Trophy do Israel phát triển lên dòng xe tăng Leopard-2A7. Phiên bản Leopard-2 trang bị hệ thống Trophy sẽ có tên mã mới là Leopard-2A8.

Giới chuyên gia cho rằng, việc thiếu hệ thống APS khiến những cỗ tăng Leopard Đức có thể chuyển giao cho Ukraine trong thời gian tới không khác nào tấm bia hứng đạn chống tăng từ đối phương.

"Không có hệ thống bảo vệ chủ động, khả năng bảo vệ dựa hết vào hệ thống giáp của xe. Trong khi đó, vũ khí chống tăng của Nga, đặc biệt là RPG-30 có thể xuyên phá mọi loại giáp trên xe tăng hiện nay", báo Mỹ viết.

Thực tế này đã được chứng minh tại chiến trường Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã từng tung các xe tăng Leopard-2A4 không có APS tham chiến và đã nhận quả đắng thì chúng không chống chịu nổi các loại tên lửa chống tăng chưa phải mạnh nhất của Liên Xô và Nga là 9M113 Konkurs và Mertis-M.

Hình ảnh xác những chiếc Leopard-2 bay tháp pháo tương tự như xe tăng Nga trên chiến trường năm 2016 đã ảnh hưởng không nhỏ tới danh tiếng của dòng tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây.

Nếu được chuyển giao cho Ukraine, xe tăng Leopard sẽ phải đối phó với nhiều loại vũ khí chống tăng nguy hiểm hơn nữa của Nga, cũng mối nguy cơ đến từ vũ khí chính xác cao tấn công từ trên không trước khi có cơ hội đối mặt trực tiếp với các dòng MBT chủ lực của Nga như T-72B3, T-80BVM hay T-90M.

Trong khi lớp giáp phức hợp thế hệ thứ 3 của Leopard liệu có thể đối phó hiệu quả với các loại vũ khí chống tăng cực kỳ uy lực như Kornet, Vikhr, Shturm… vốn được thiết kế với mục tiêu chính đối phó với xe tăng của Mỹ và phương Tây hay không vẫn là dấu hỏi lớn.

Một phát bắn của vũ khí chống tăng có thể không đủ để hạ xe tăng Leopard nhưng sẽ ảnh hưởng tới việc hoạt động ổn định của hệ thống trinh sát và điều khiển hỏa lực trên xe hoặc khiến nó phải quay về căn cứ để sửa chữa.

Trong khi đó, các xe tăng T-90M của Nga có ưu thế hơn 1 phần nhờ khả năng phóng tên lửa AT-11 Sniper qua nòng pháo chính. Chính vì vậy, việc Ukraine coi Leopard là vũ khí có thể thay đổi cục diện chiến trường khi được tiếp nhận khó có thể trở thành sự thật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.