Tương lai buồn chờ tăng Abrams và Leopard 2 tại chiến trường?

GD&TĐ -Dù cả xe tăng Abrams và Leopard có thể cùng xuất hiện tại Ukraine trong thời gian tới nhưng chúng vẫn khó làm được điều Kiev muốn.

Xe tăng Leopard của Đức.
Xe tăng Leopard của Đức.

Theo The Wall Street Journal, Chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố chỉ chuyển giao xe tăng chiến đấu củ lực Leopard 2 cho Ukraine khi Kiev đã nhận 'vua chiến trường' Abrams từ Mỹ.

Điều kiện nêu trên đã được ông Olaf Scholz đưa ra trong một số cuộc họp kín mới đây với Mỹ và một số đồng minh phương Tây.

Đặc biệt, thông tin này được tiết lộ ngay trước cuộc họp của hàng chục quan chức quốc phòng phương Tây tại Đức về hoạt động viện trợ quân sự cho Ukraine.

Nếu thực hiện tuyên bố của mình, Đức sẽ gây thất vọng lớn với Kiev. Bởi ngay trước đó, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách của Mỹ là Colin Kahl cho rằng tình hình chưa phù hợp để chuyển giao xe tăng chủ lực Abrams cho Ukraine, dù Washington muốn thay đổi cục diện chiến trường theo hướng có lợi cho Ukraine.

"Xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams là vũ khí đắt đỏ, hiện đại và rất khó để huấn luyện vận hành một cách thuần thục. Đặc biệt dòng xe này còn sử dụng động cơ tua-bin khí nên tiêu tốn nhiều nhiên liệu", Thứ trưởng Colin Kahl nói.

Leopard 2 là xe tăng chiến đấu thế hệ ba được phát triển hồi thập niên 1970 cho quân đội Tây Đức, đưa vào biên chế năm 1979. Xe được trang bị pháo chính cỡ nòng 120 mm, mang giáp rỗng để đối phó đạn xuyên giáp nổ lõm, trong khi những phiên bản sau được bổ sung giáp phức hợp.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ước tính số lượng xe Leopard 2 ở châu Âu hiện nay là khoảng hơn 2.000 chiếc.

Cũng giống như Leopard 2 của Đức, Abrams cũng được Mỹ đánh giá rất cao và gọi cỗ xe tăng này là 'vua chiến trường' tại bất kỳ điểm xung đột nào nó xuất hiện.

Chính vì vậy, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hy vọng khi được tiếp nhận, những cỗ tăng này sẽ giúp Kiev thay đổi cục diện chiến trường khi đối đầu với lực lượng Nga.

Mặc dù được đánh giá cao nhưng theo nhận định của giới chuyên gia, dù cả 2 dòng tăng này cùng xuất hiện thì chúng cũng khó có thể đáp ứng được kỳ vọng của Kiev.

Bởi trong thực chiến, cả Leopard 2 và Abrams từng hứng chịu thiệt hại nặng nề khi bị vũ khí chống tăng từ thời Liên xô tấn công. Trong khi hiện tại, vũ khí chống tăng Nga triển khai ở chiến trường Ukraine mạnh hơn nhiều.

Điểm yếu lớn nhất của Leopard 2 chính là sườn trái phía mũi xe. Đây là khu vực có vỏ giáp mỏng, lại phải bảo vệ khoang chứa đạn pháo bên trong.

Khi bị xuyên thủng, chiếc xe thường bị nổ tung, gây thiệt hại nghiêm trọng hơn cả những dòng tăng Liên Xô như T-64 hay T-72.

Thực chiến hồi tháng 12/2016 đã chứng minh khi một báo cáo của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ phiến quân IS đã phá huỷ 10 chiếc Leopard 2 của Ankara trong cuộc chiến dữ dội tại Al Bab.

Trong đó, 5 xe tăng trúng đạn RPG-7, hai chiếc dính mìn hoặc vũ khí chống tăng tự chế, một do pháo phản lực hoặc đạn cối, hai chiếc còn lại do các nguyên nhân khác.

Đạn từ thời Liên xô RPG-7 cũng được coi là 'sát thủ' với tăng Abrams tại chiến trường Iraq. Theo RIAN, trong giai đoạn năm 2013 - 2014, Mỹ đã chuyển giao tổng cộng 146 xe tăng M1A1M Abrams (tương đương 4 trung đoàn) cho Sư đoàn 9 Quân đội Iraq.

Nhưng sau khi đi vào chiến đấu, các xe tăng này gần như không thể hiện được sức mạnh trong điều kiện đô thị, một số lượng lớn bị tên lửa của phiến quân phá hủy và bị thu làm chiến lợi phẩm.

Thiệt hại lớn của Abrams được cho rằng xuất phát từ khả năng phòng vệ yếu kém của chính nó, khi liên tiếp bị đốn hạ bằng đạn chống tăng RPG-7, Kornet thời Liên xô, RIAN nhận định. Đây chính là lý do khiến những chiếc T-72 đang xuất hiện trở lại ngày càng nhiều trong quân đội Iraq sau khi phải chường chỗ cho chính Abrams.

Với năng lực thực chiến của cả 2 dòng tăng do Đức và Mỹ sản xuất cho thấy, ngay cả khi được chuyển giao cho Ukraine, chúng khó có thể tạo nên điều bất ngờ cho lực lượng Nga với hàng loạt vũ khí chống tăng tối tân hơn nhiều RPG-7.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.