Làm gì khi con bướng bỉnh

GD&TĐ -Hầu như bậc cha mẹ nào cũng gặp khổ sở vì chuyện con bướng bỉnh ngay từ bé. Để đối phó với những đứa con cứng đầu quả thực là vấn đề khó khăn. Răn đe, hướng dẫn, khuyên bảo con… như thế nào là  băn khoăn của nhiều phụ huynh.

Làm gì khi con bướng bỉnh

Bất lực vì con khó bảo

Chị Hoa (Hoàng Hoa Thám – Hà Nội) tâm sự: “Em có con trai 5 tuổi và con gái 4 tuổi. Con trai em thông minh nhưng rất bướng bỉnh. Đồ chơi của bé thì cất giữ cẩn thận nhưng lại đi giành đồ chơi của em gái. Tới nhà bạn chơi thì giành đồ chơi của bạn, không được như ý muốn thì bé cau có la hét và cãi lời ba mẹ.

Nhiều khi thấy con nhảy nhót, vứt đồ đạc, chị lại “gầm” lên thế nhưng càng thái độ, bé càng thích thú ném tiếp hoặc bé tức giận khóc lu loa, hờn giận bố mẹ. Bây giờ vợ chồng em rất buồn vì con không ngoan, không biết phải làm sao để dạy cháu tốt hơn. Nói gì cháu cũng biết, cũng hiểu nhưng sau đó lại không thực hiện đúng như vậy.
Chị Hằng - anh Tiến (Hà Đông, Hà Nội) có hai cậu con trai song sinh 7 tuổi.  Kinh tế lại khá giả nên ai nhìn vào cũng phải tấm tắc khen anh chị khéo, biết vun vén, chăm lo cho gia đình.
Thế nhưng chẳng ai biết rằng chị rất đau đầu vì chuyện con cái, đặc biệt khi hai đứa nhóc nhà chị bước sang tuổi đi học, bé Bi và Bon càng ngoan cố, bướng bỉnh.

Thấy anh Bi làm cái này là em Bon sẽ nhất mực làm theo, có lúc Bi còn xui em Bon ra lấy điện thoại đặt vào trong laptop rồi mắm môi mắm lợi ấn xuống.
Kết quả là ngoài việc hai anh em bị ăn đòn thì máy tính của mẹ bị vỡ màn hình. Chị tự tổng kết: “Không ngày nào là mình không phát điên phát rồ, la hét với những trò nghịch ngợm của chúng”. Chúng không hề kém cỏi trong việc nghĩ ra nhiều trò quậy phá, từ chỗ phá phách đồ đạc, ném nồi niêu xoong chảo, vứt đồ lót của bố mẹ ra phòng khách cho đến chuyện vào nhà tắm bật nước cho chảy xỉ xả cả đêm”.

Đối phó khi trẻ bướng bỉnh?

TS Vũ Thu Hương, giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học - Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ: “Thực tế, đứa trẻ nào cũng có lúc tỏ ra cố chấp, bướng bỉnh.

Đó là điều bình thường vì trẻ đang trong giai đoạn tìm hiểu, khám phá và khẳng định bản thân. Khi thấy con mình bướng bỉnh, hầu hết cha mẹ thường cho rằng như thế là không ổn và ngay lập tức muốn trẻ phải thay đổi, muốn con phải nghe theo bất cứ yêu cầu nào của mình.

Tuy nhiên, trẻ bướng bỉnh thường không thích bị người khác sai khiến, vì thế cha mẹ hãy bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc trước những hành vi ương bướng của con hay những sự việc khác thay vì la hét, ném đồ đạc”…
Phụ huynh cần lập ra một bảng quy tắc ứng xử trong gia đình và đề nghị cả nhà tuyệt đối tuân thủ. Ví dụ: Khi mọi người đi đâu hoặc mới về nhà, tất cả phải chào hỏi. Với nguyên tắc này, người lớn cần tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện trước để con trẻ theo đó mà học hỏi.
 Nếu một thành viên trong gia đình vi phạm bảng nguyên tắc, cần có một hình phạt nhất định. Ngay cả nếu bố vi phạm, sẽ phạt bố phải không được đi chơi hoặc úp mặt vào tường 15 phút.

Khi thấy người lớn cũng bị phạt, trẻ sẽ hiểu nguyên tắc đó là nghiêm túc và không thể nhân nhượng. Từ đó trẻ sẽ tuân thủ rất nghiêm túc và sẽ không còn vụ phá bĩnh nào nữa.
Theo TS Vũ Thu Hương, trẻ con vốn nhõng nhẽo và mau quên những buồn bực nếu được cha mẹ “ngọt ngào” dỗ dành.

Vì vậy, bên cạnh việc phạt con khi không nghe lời, cha mẹ cũng nên có những hình thức động viên con cái, khen con khi con ngoan. Trẻ sẽ cảm thấy mình giỏi, mình được quan tâm, tôn trọng và luôn muốn làm tốt hơn nữa để được khen.
“Cha mẹ không nhất thiết phải từ chối tất cả yêu cầu của con, nhưng với những yêu cầu “không hợp lý” thì nên nói “không” một cách dứt khoát và cương quyết. Điều này sẽ giúp bé hiểu rằng, không phải bất cứ đòi hỏi nào của bé cũng được chấp nhận, từ đó bé sẽ học được cách thích nghi và bớt vòi vĩnh”, TS Hương chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.