Kỳ thi tốt nghiệp năm nay Nga thực hiện in đề ngay tại phòng thi

GD&TĐ -  Kỳ thi Tốt nghiệp quốc gia của Nga năm nay bắt đầu vào ngày hôm nay 28/5. Ngày thi đầu tiên sẽ bao gồm  hai môn Địa lý và Tin học.

Đề thi tốt nghiệp năm nay, Nga sẽ thực hiện in ngay tại phòng thi
Đề thi tốt nghiệp năm nay, Nga sẽ thực hiện in ngay tại phòng thi

Tham gia thi tốt nghiệp môn Tin học ngày hôm nay 28/5 gồm khoảng 80 nghìn thí sinh, còn môn Địa lý có 24 nghìn thí sinh. Bài thi môn Tin học sẽ gồm 27 câu hỏi, và diễn ra trong vòng 4 giờ, còn môn Địa lý gồm 34 câu hỏi, thời gian hoàn thành trong 3 giờ. Kết quả thi của cả hai môn sẽ được công bố trước ngày 15/6. Điểm thấp nhất phải đạt được đối với môn Tin học là 40 điểm, còn đối với môn Địa lý là 37 điểm.

Kỳ thi Tốt nghiệp quốc gia của Nga năm nay sẽ diễn ra từ ngày 28/5 đến ngày 02/7. Đăng ký tham gia kỳ thi có khoảng 731 nghìn thí sinh, trong đó có 645 nghìn thí sinh tốt nghiệp năm nay. Số lượng thí sinh đăng ký tham gia thi năm nay cao hơn 28 nghìn so với năm ngoái (năm 2017 đăng ký khoảng 703 nghìn thí sinh).

Kỳ thi sẽ diễn ra trên các vùng lãnh thổ của nước Nga, cũng như ở 51 quốc gia nước ngoài. Tổng cộng có khoảng 325 nghìn điểm thi; hơn 24 nghìn thành viên hội đồng thi quốc gia; 19 nghìn chuyên viên kỹ thuật; 7,6 nghìn nhân viên y tế. Có khoảng 5,5 nghìn điểm thi sẽ mở trong ngày thi đầu tiên này.

Mỗi bài thi sẽ bắt đầu vào lúc 10h sáng theo giờ địa phương.

Kỳ thi quốc gia là kỳ thi tốt nghiệp dành cho học sinh lớp 11 cũng như dành cho các thi sinh thi vào các trường đại học của nước Nga. Để có được chứng chỉ của trường Trung học phổ thông, học sinh cần phải đạt tối thiểu điểm 3 (trên thang điểm 5) đối với hai môn bắt buộc là Toán và Tiếng Nga. Còn để thi vào các trường đại học, các thi sinh sẽ lựa chọn thi thêm một số môn phù hợp với ngành học của mình.

Điểm mới của kỳ thi năm nay

Về cơ bản năm nay không có điểm khác biệt nào nổi bật so với năm ngoái. Thay đổi duy nhất nằm ở công nghệ in ấn đề thi năm nay. Theo đó việc in đề thi sẽ diễn ra ngay tại phòng thi.

“Việc in ấn bộ đề thi cho một thí sinh sẽ được thực hiện trong vòng 20 đến 30 giây. Trung bình mỗi phòng thi có 15 người thì việc in đề thi sẽ chiếm thời gian khoảng 12 đến 15 phút.” – Thông tin từ Bộ Giáo dục và khoa học của Nga.

Theo đó, việc in đề theo phương pháp mới này sẽ tránh được khả năng các thí sinh tìm kiếm câu trả lời từ mạng internet. Và nó cũng có thêm một ưu điểm là giảm được kinh phí vận chuyển đề thi đến các điểm thi.

Bài thi của thí sinh sau khi hoàn thành sẽ được Scan ngay tại phòng thi và gửi đi kiểm tra.

Giám sát kỳ thi Tốt nghiệp quốc gia năm nay

Cũng như năm ngoái, việc giám sát thi sẽ thực hiện bằng các camera giám sát. Có khoảng 93% camera giám sát từ các phòng thi sẽ được kết nối trực tuyến.

Tham gia giám sát kỳ thi sẽ có khoảng 50 nghìn người gồm các giám sát viên cộng đồng và giám sát viên trực tuyến, 6 nghìn trong số họ có tư cách là giám sát viên Liên bang. Ngoài ra, có 80 chuyên gia Liên bang sẽ được gửi đến các điểm thi.

Theo Interfax.ru

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.