Chuyện bài tập về nhà ở những nước phát triển

GD&TĐ - Học sinh Singapore làm bài tập ở nhà trung bình 9,4 tiếng/tuần được coi là “bình thường”. Học sinh Mỹ làm bài tập 6 tiếng/tuần vẫn đì đẹt trong kỳ thi PISA…

Chuyện bài tập về nhà ở những nước phát triển

Lợi điểm của bài tập về nhà

Học sinh Singapore có thời gian làm bài tập ở nhà thuộc loại dài nhất trên thế giới. Học sinh 15 tuổi trung bình mỗi tuần có 9,4 giờ làm bài tập, trong khi mức trung bình chung trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) là 5 giờ.

Báo cáo dựa trên kết quả khảo sát năm 2012 ở Chương trình đánh giá học sinh quốc tế của OECD (PISA), một kì thi đánh giá năng lực học tập của học sinh 15 tuổi. Khoảng 510.000 học sinh tham gia kỳ khảo sát này với những câu hỏi về môi trường học đường, gia đình và thái độ đối với các môn học và trường học.

Nghiên cứu cho thấy học sinh làm nhiều bài tập ở nhà có điểm PISA cao hơn. Ví dụ, Thượng Hải và Singapore, nơi học sinh dành nhiều thời gian cho bài tập ở nhà, đứng lần lượt thứ nhất và thứ hai ở bài kiểm tra Toán PISA 2012.

Phát ngôn viên Bộ Giáo dục Singapore nói rằng 9,4 tiếng làm bài tập trung bình/tuần của học sinh Singapore là “khá hợp lý đối với HS THPT, lứa tuổi đang chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp quốc gia”. “Bài tập về nhà nếu được giao một cách hợp lý có thể giúp HS tiến bộ” – vị này nhận xét. Tuy nhiên trước phản ứng của phụ huynh về gánh nặng bài vở ở nhà, trong những năm gần đây các trường đã thực hiện chính sách kiểm soát khối lượng bài tập về nhà với từng môn cụ thể. Một số giáo viên đã cho học sinh hoàn thành bài tập tại lớp hoặc sau giờ học ở trường thay vì giao về nhà.

Giáo sư Jason Tan, chuyên gia chính sách GD tại Viện Giáo dục quốc gia, nói rằng học sinh Hàn Quốc và Nhật Bản có số giờ làm bài tập về nhà ít nhưng không có nghĩa là “học ít hơn”. Ở Nhật Bản học sinh phải trải qua thời gian tương tự trong các trung tâm học thêm gọi là juku còn ở Hàn Quốc là trong các hagwon.

Chênh lệch giàu nghèo

Học sinh Mỹ có thời gian làm bài tập ở nhà trung bình 6 tiếng/tuần. Cao hơn mức trung bình toàn cầu (5 giờ/tuần) và tương đương với các nước như Canada, UK và Australia.

Thời lượng làm bài tập ở nhà của HS Mỹ tương đối cao là bởi xu hướng giảm thời gian làm bài ở nhà của hầu hết các nước trên thế giới. Năm 2003, khoảng thời gian 6 tiếng là gần như ngang bằng với mức trung bình toàn cầu 5,9 tiếng/tuần. Tuy nhiên trong thập kỷ qua, thế giới bắt đầu giảm thời gian bài tập ở nhà thì tại Mỹ vẫn giữ nguyên.

Mặc dù thời lượng làm bài tập ở nhà vẫn cao, Mỹ vẫn có kết quả thi PISA không cao. Nước này vẫn đứng dưới mức trung bình về Toán và gần đạt mức trung bình OECD về đọc. Kết quả của OECD lý giải điều này không ngạc nhiên vì ít bằng chứng cho thấy học lực của học sinh tăng nếu trẻ làm bài tập quá 4 tiếng/tuần. Điểm đáng lưu ý là Mỹ có khoảng cách rất lớn giữa thời lượng làm bài tập về nhà của HS nghèo và HS giàu. Nhóm HS nhà giàu nhất Mỹ trung bình làm bài tập 8 tiếng/tuần trong khi nhóm nghèo nhất trung bình chỉ có 5 tiếng. Khoảng cách 3 tiếng này cao gấp 2 lần so với mức trung bình trên thế giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên lồng ghép các trò chơi trong giờ học tiếng Anh tăng cường nhằm tăng hứng thú cho học sinh.

Còn nhiều khó khăn và thách thức

GD&TĐ - Để triển khai tốt chương trình tiếng Anh tăng cường cần phải đẩy mạnh xã hội hóa, trong đó sự đồng thuận của phụ huynh đóng vai trò quan trọng.

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

GD&TĐ - Ung thư vú phủ bóng đen lên cuộc sống của vô số người trên toàn cầu, ảnh hưởng đến những người mắc bệnh và gia đình của họ.