Kỷ lục buồn vẫn tiếp diễn

GD&TĐ - Nhiều quốc gia trên thế giới đang chìm trong làn sóng lây nhiễm Covid-19 tồi tệ nhất kể từ đầu mùa dịch.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Biến chủng Delta vẫn tiếp tục tạo ra những kỷ lục đáng lo ngại mới, như chính tại nơi nó xuất hiện lần đầu là Ấn Độ và tại Israel, quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao hàng đầu thế giới hiện nay.

Viện Quản lý thảm họa quốc gia Ấn Độ hôm 24/8 đưa ra dự báo, nước này có thể sẽ ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục lên tới 600.000 mỗi ngày vào đầu tháng 10. Thứ duy nhất có thể giúp Ấn Độ tránh được con số này là siết chặt phòng dịch và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc-xin. Cụ thể, Ấn Độ có thể giảm ca nhiễm mới xuống 200.000 ca mỗi ngày nếu tiêm chủng đạt 10 triệu liều mỗi ngày.

Riêng làn sóng dịch thứ hai hồi tháng 5 vừa qua tại Ấn Độ đã khiến hơn 250.000 người thiệt mạng và khiến nước này thành ổ dịch lớn thứ hai thế giới. Làn sóng dịch thứ ba được dự báo sẽ xuất hiện trong bối cảnh Ấn Độ mới chỉ tiêm phòng đầy đủ cho 9% dân số.

Tỷ lệ tiêm vắc-xin thấp này khiến cuộc đối đầu của Ấn Độ với làn sóng dịch mới trong vài tuần tới “lành ít dữ nhiều”.

Trong khi đó, biến chủng Delta đang tiếp tục càn quét khắp thế giới như một cơn sóng thần do tốc độ lây lan và khả năng gây tử vong của nó. Ngay cả các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao như Israel cũng không tránh khỏi sự tấn công của biến chủng Delta.

Hơn 5,9 triệu người trong số 9,3 triệu dân nước này đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin nhưng số ca mắc mới vẫn đang bùng phát dữ dội.

Trước đó, vào cuối tháng 5 vừa qua, mỗi ngày Israel chỉ ghi nhận khoảng 10 ca nhiễm mới và dịch gần như được khống chế nhờ tiêm chủng. Nhưng trong một tuần nay, số ca mắc mới mỗi ngày tại Israel đều trên 7.000 ca và hôm 23/8 ghi nhận con số kỷ lục hơn 9.800 ca, cao nhất kể từ đầu năm. Số ca mắc tăng vọt khiến chính phủ Israel phải hoãn lại kế hoạch mở cửa du lịch từ ngày 1/8.

Sau một thời gian nới lỏng, Israel đang phải tái áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi cộng cộng. Thủ tướng Naftali Bennett cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến tình hình dịch xấu đi là do tác dụng của mũi vắc-xin thứ hai với biến chủng Delta giảm dần theo thời gian, đặc biệt với những người trung niên và cao tuổi. Do đó, từ cuối tháng 7, Israel đã khởi động chiến dịch tiêm chủng mũi 3 cho người lớn tuổi, sau đó mở rộng tới người trên 30 tuổi.

Hiện, Israel đã có gần 1,6 triệu người trên tổng số 9,3 triệu dân được tiêm mũi vắc-xin thứ 3. Các nghiên cứu của nước này cho thấy liều tăng cường đang phát huy tác dụng và có khả năng tạo kháng nguyên cao gấp nhiều lần so với mũi hai.

Từ trung tuần tháng 8, Mỹ cũng áp dụng biện pháp tương tự Israel là tiêm mũi vắc-xin thứ 3 cho người bị suy giảm miễn dịch để đối phó với biến chủng Delta.

Diễn biến dịch nghiêm trọng hiện nay cho thấy sự khó lường và mức độ nguy hiểm của biến chủng Delta đối với cả các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao hay thấp. Trong khi đó, nếu để tình trạng lây lan tự do kéo dài thì các biến chủng nguy hiểm hơn sẽ tự sinh ra như bản chất của virus.

Do vậy, sự công bằng của vắc-xin trên phạm vi toàn cầu mới thực sự là vũ khí hiệu quả giúp thế giới đẩy lùi Covid-19 một cách bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.