Kinh nghiệm công bố bài báo quốc tế và nâng cao chất lượng tạp chí khoa học

GD&TĐ - Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công bố bài báo quốc tế, nâng cao chất lượng tạp chí khoa học diễn ra chiều 2/5, tại Hà Nội.

PGS.TS Nguyễn Thắng trao đổi tại hội thảo.
PGS.TS Nguyễn Thắng trao đổi tại hội thảo.

Hội thảo do Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức. Chia sẻ kinh nghiệm công bố bài báo quốc tế, PGS.TS Nguyễn Thắng – Phó trưởng Phòng Khoa công nghệ và Quan hệ đối ngoại, Trường ĐH Y dược Cần Thơ trao đổi, cần đến nguồn lực hỗ trợ công bố quốc tế bao gồm, các chuyên gia, đối tác, giảng viên, sinh viên.

Ngoài ra, nhà trường tác hội thảo tập huấn chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia; Mời tạp chí khoa học xuất bản số đặc biệt cho Trường ĐH Y dược Cần Thơ; Mời chuyên gia hỗ trợ và chỉnh sửa bài báo và mời chuyên gia hướng dẫn khoa học cho giảng viên.

Đặt vấn đề tại sao phải công bố bài báo khoa học trong các tạp chí có uy tín? PGS.TS Nguyễn Thắng đưa ra 12 lý do:

Thứ nhất, đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại;

Thứ hai, lưu trữ công trình nghiên cứu;

Thứ ba, công trình nghiên cứu được nhận diện ở quốc gia hoặc quốc tế

Thứ tư, để lan tỏa kết quả nghiên cứu đến với nhiều người

Thứ năm, để khẳng định vị trí của bạn trong bản đồ các nhà khoa học trong nước và quốc tế

Thứ sáu, để có cơ sở để xin tài trợ từ các quỹ hoặc các tổ chức trong và ngoài nước

Thứ bảy, để đủ điều kiện hoặc thuận lợi được đề bạt, phát triển chuyên môn

Thứ tám, để đủ điều kiện để bảo vệ luận án tiến sĩ hoặc nhận bằng tiến sĩ

Thứ chín, để có điểm cộng hoặc thuận lợi khi xin học và/hoặc xin học bổng

Thứ mười, để trả sản phẩm đầu ra của dự án được tài trợ

Mười một, để tìm kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước

Mười hai, để được nhận tiền thưởng.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Vân chia sẻ tại hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Vân chia sẻ tại hội thảo.

“Trong 12 lý do trên, lý do nào để các thầy, cô giáo công bố bài báo khoa học?” - PGS.TS Nguyễn Thắng trao đổi, đồng thời nêu một số quan điểm sai về công bố quốc tế: Để có – để đời – để đạt; phải cần nhiều tiền; đã có bài báo khoa học tiếng Việt nên chỉ cần dịch chuẩn; công bố quốc tế là bài báo khoa học, hội nghị, hội thảo.

Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao chất lượng tạp chí khoa học, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Vân – Phó Tổng biên tập Tạp chí Y dược học Cần Thơ nhấn mạnh đến 3 yếu tố quan trọng gồm: quản trị, Ban biên tập và chất lượng bài báo.

Riêng về chất lượng bài báo cần chú ý đến: Hình thức, định dạng, bố cục, tài liệu tham khảo, phản biện kín 2 chiều và nguồn tác giả. Bài báo có tóm tắt bằng cả ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Chất lượng công trình nghiên cứu phải có tính mới, khoa học và đóng góp kiến thức mới cho ngành/lĩnh vực.

Cán bộ, giảng viên Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam trao đổi với các chuyên gia của Trường ĐH Y dược Cần Thơ.

Cán bộ, giảng viên Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam trao đổi với các chuyên gia của Trường ĐH Y dược Cần Thơ.

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia, diễn giả đã chia sẻ kinh nghiệm để tạp chí trong nước có điểm của Hội đồng giáo sư Nhà nước; cách duy trì và nâng cao chất lượng tạp chí khoa học; phương pháp quản trị tạp chí.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.