Khuyến công thúc đẩy đào tạo nghề cho lao động nông thôn

GD&TĐ - Cao Bằng là một trong những tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, ngành công nghiệp nông thôn (CNNT) còn rất nhỏ lẻ và lạc hậu. 

Khuyến công thúc đẩy đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tuy nhiên sau 7 năm nỗ lực triển khai công tác khuyến công, chương trình đã phát huy hiệu quả. Các cơ sở CNNT đã tăng đáng kể về cả chất và lượng. Quan trọng hơn, công tác khuyến công đã đào tạo, truyền nghề và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương.

Nhiều mô hình hiệu quả

Theo Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương), trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã không ngừng tìm tòi, thay đổi phương thức hỗ trợ để chương trình khuyến công phát huy hiệu quả. Trong giai đoạn 2009 - 2015, hoạt động khuyến công đã có những kết quả rất đáng ghi nhận.

Số lượng các cơ sở CNNT tăng theo hàng năm: Năm 2009 là 1.526 cơ sở, năm 2015 tăng lên 1.650 cơ sở; số lao động làm việc tại các cơ sở tăng bình quân 4,18%/năm, từ 7.039 lao động năm 2009 lên khoảng 9.000 lao động năm 2015, riêng số lao động có việc làm từ hoạt động khuyến công tăng từ 215 người năm 2009 lên 700 người năm 2015, tăng bình quân 21,74%/năm.

Đi đôi với việc tăng thêm doanh nghiệp CNNT, khuyến công Cao Bằng đã tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề và đào tạo mới cho 1.270 lao động, hơn 740 người đã có việc làm sau đào tạo; tổ chức tập huấn về công tác khuyến công cho 200 người; tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu, kết quả đã có 17 sản phẩm được công nhận cấp tỉnh, 5 sản phẩm và 1 nhóm sản phẩm được công nhận cấp khu vực.

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh đã hỗ trợ 8 mô hình trình diễn kỹ thuật nghề chế biến lâm sản; hỗ trợ các cơ sở ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất sản phẩm mới, thu hút 600 triệu đồng vốn đối ứng; hỗ trợ thiết bị sản xuất sản phẩm mới và nghề truyền thống cho 8 cơ sở, giải quyết việc làm cho trên 300 lao động; hỗ trợ sử dụng tiết kiệm năng lượng cho nông dân theo hướng sản xuất sạch hơn…

Một số đề án tiêu biểu, đạt hiệu quả cao thuộc nội dung này, như: Mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất gạch không nung tại Công ty TNHH MTV Du Trọng Đại; mô hình trình diễn sản xuất tôn chống nóng tại Công ty TNHH Giang Hiền…

Hỗ trợ đào tạo và chuyển giao kỹ thuật

Theo đánh giá, chương trình khuyến công giai đoạn vừa qua của Cao Bằng đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực khi giúp các cơ sở CNNT tiếp cận với thiết bị hiện đại, giảm lao động thủ công, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Chương trình cũng góp sức khôi phục nghề truyền thống như: Đúc, rèn, giấy dó, phát triển nghề mới… các nghề này vẫn duy trì ổn định, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, do hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp CNNT trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, đầu ra của sản phẩm bị hạn chế; nguồn kinh phí cấp cho công tác khuyến công địa phương hàng năm còn hạn hẹp; địa bàn triển khai đề án khuyến công chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng tới tiến độ và hiệu quả của các đề án.

Phát huy hiệu quả và tiếp tục hỗ trợ công tác khuyến công, UBND tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt Chương trình khuyến công giai đoạn 2016 - 2020 với tổng kinh phí thực hiện dự kiến 11.200 triệu đồng. Từ nguồn kinh phí này, công tác khuyến công dự kiến tổ chức các khóa đào tạo nghề, truyền nghề cho 650 lao động, trong đó hỗ trợ đào tạo cho nhóm nghề chế biến lâm sản 200 lao động; gia công cơ khí 100 lao động; nghề truyền thống thủ công 100 lao động…; hỗ trợ 8 cơ sở ứng dụng máy móc thiết bị, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn.

Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 của Cao Bằng cũng đề ra nhiều giải pháp mang tính khả thi cao, như: Phối hợp với các phương tiện truyền thông tuyên truyền về công tác khuyến công, CNNT, đặc biệt là chính sách xã hội hóa hoạt động khuyến công; gắn kết chặt chẽ giữa công tác đào tạo và sử dụng lao động nhằm tận dụng thiết bị, cơ sở vật chất của doanh nghiệp đồng thời tạo việc làm cho người lao động.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.